Hotline: 0908 789 326
Dang tin mien phi
Hỗ Trợ 01
Yahoo Messenger!
Hỗ Trợ 02

Đăng ký nhận thông tin mới

Tổng Quan Về Lào Cai

Với vị trí địa kinh tế, địa chính trị, vai trò là “cửa ngõ ”, với cửa khẩu Quốc tế Lào Cai nối với nước bạn Trung Quốc, Lào Cai đã và đang trở thành địa bàn quan trọng, là điểm trung chuyển hàng hoá lớn trong hoạt động giao thương giữa Việt Nam, các nước ASEAN với miền Tây nam Trung Quốc. Nơi đây hội tụ nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển kinh tế, thu hút đầu tư

1. Lợi thế

Vị trí địa lý chiến lược: Lào Cai nằm nằm ở vị trí từ 22025’ đến 22030’ vĩ độ Bắc, từ 103037’ đến 104022’ kinh độ Đông, giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với trên 200 km đường biên giới. Với vị trí địa lý trên, Lào Cai trở thành trung tâm, một nút giao thông quan trọng của chiến lược phát triển “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”. Đồng thời, là “cửa ngõ” quan trọng nối liền thị trường Việt Nam với thị trường phía Tây Nam - Trung Quốc, là trung tâm trung chuyển hàng hóa, dịch vụ, mậu dịch của Trung Quốc với thị trường Việt Nam và mở rộng ra thị trường các nước ASEAN. Từ thủ phủ Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nếu đi đường sắt qua Lào Cai đến thành phố cảng Hải Phòng chỉ có 854 km, trong khi tuyến đường sắt ngắn nhất từ Côn Minh đi cảng Phòng Thành, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) cũng mất hơn 1.800 km. Mặt khác, tuyến đường bộ Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng cũng là tuyến đường bộ ngắn nhất để vận chuyển hàng hóa ra nước thứ ba, mà cụ thể là các nước ASEAN. Do đó, phía Trung Quốc hết sức coi trọng tuyến đường vận tải huyết mạch này, thông qua tuyến đường này có thể mở rộng thị trường và phạm vi hoạt động thương mại dịch vụ của Trung Quốc là một trong những nội dung quan trọng trong Chiến lược Đại Khai Phát miền Tây của Trung Quốc.

Khí hầu, địa hình đặc trưng: Địa hình tỉnh Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh. Điểm cao nhất là đỉnh núi Phan Xi Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao 3.143m so với mực nước biển, Tả Giàng Phình 3.090m so với mực nước biển. Bị chi phối bởi yếu tố địa hình phức tạp nên diễn biến thời tiết cũng có phần đặc thù khác biệt tùy theo thời gian và không gian. Đột biến về nhiệt độ thường xuất hiện ở dạng nhiệt độ trong ngày lên cao hoặc xuống thấp quá (vùng Sa Pa, Bắc Hà có nhiều ngày nhiệt độ xuống tới 00C và có tuyết rơi, băng phủ). Đặc trưng này đã tạo điều kiện thuận lợi cho Lào Cai phát triển nền nông nghiệp đa dạng vật nuôi, cây trồng, đặc biệt là các loại cây ăn quả nhiệt đới và á nhiệt đới mang tính chất đặc sản như: vải, chuối, mận, đào, lê…; phát triển du lịch sinh thái, du lịch làng bản văn hóa, du lịch mạo hiểm leo núi. Ngoài ra, với đặc thù địa hình bị chia cắt mạnh, hệ thống sông, suối dày đặc tạo ra tiềm năng rất lớn về phát triển hệ thống thủy điện. Khu vực thành phố Lào Cai có độ dốc thấp, mặt bằng rộng rãi rất tiện lợi cho việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng: Lào Cai là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng và có tính đại diện của cả nước trong đó có nhiều khoáng sản quý và có trữ lượng lớn như sắt, đồng, apatit, kẽm. Lào Cai cũng sở hữu những tài nguyên du lịch quý giá nhất của của vùng trung du miền núi Bắc Bộ như Khu du lịch nghỉ mát Sa Pa, Đỉnh núi Phan Xi Păng - nóc nhà của Đông Dương,.... Đây là những lợi thế riêng có của tỉnh trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.

Nguồn nhân lực dồi dào: Năm 2010, dân số của Lào Cai là 613.075 người, trong đó, số người trong độ tuổi lao động chiếm 52%. Nguồn lao động trẻ, dồi dào, cần cù chịu khó là lợi thế quan trọng để Lào Cai đẩy mạnh thu hút đầu tư.

Môi trường đầu tư thuận lợi: Mặc dù là tỉnh vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn song với quyết tâm cải tạo môi trường đầu tư đầu tư nhằm thu hút ngày càng nhiều nguồn lực đầu tư cho phát triển, hoạt động cải cách các thủ tục hành chính ở Lào Cai đạt được nhiều tiến bộ, môi trường kinh doanh được cải thiện rất tốt. Năm 2006, tỉnh Lào Cai đứng thứ 6 cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), vị trí này năm 2007 là thứ 5; và năm 2009 là thứ 3. Lào Cai vẫn được các chuyên gia kinh tế đánh giá cao chỉ số PCI, nhất là các chỉ số về tính năng động trong quản lý, trong tiếp cận đất đai..., đứng đầu khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc. Điều đó khẳng định: Lào Cai có môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh.

2. Cơ sở hạ tầng

Hệ thống giao thông: Mạng lưới giao thông của Lào Cai thuận tiện, hội đủ các loại hình giao thông: đường bộ (hiện Lào Cai có 4 tuyến quốc lộ chạy qua là quốc lộ 70, quốc lộ 4D, quốc lộ 4E, quốc lộ 279 với tổng chiều dài 356 km), đường sắt (đặc biệt tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai còn được nối với đường sắt Trung Quốc), đường sông, tương lai gần có cả đường hàng không. Đặc biệt tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai dài 264 km đã được khởi công tháng 4/2009 với 4 làn xe, dự kiến hoàn thành vào năm 2012 sẽ rút ngắn thời gian đi lại giữa Hà Nội – Lào Cai xuống còn 3 giờ đồng hồ. Tuyến đường này được nối với đường cao tốc Côn Minh – Hà Khẩu (Trung Quốc) qua cầu Kim Thành tạo mạch nối thông suốt tuyến hành lang Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.

Hệ thống điện: Điện lưới quốc gia được cấp đến 100% các xã, phường, thị trấn. Ngoài ra, tiềm năng thủy điện Lào Cai khoảng 1.000MW, đã cho phép đầu tư 68 công trình với tổng công suất 882MW, đảm bảo cung cấp đủ cho sản xuất, kinh doanh.

Hệ thống nước: Hệ thống nước sạch được cấp đến tất cả các huyện, thành phố.

Bưu chính – viễn thông: Mạng lưới viễn thông của tỉnh Lào Cai có 57 tuyến cáp quang, 30 tuyến truyền dẫn vi ba, 170 trạm BTS. Mật độ điện thoại đạt 32 máy/100 dân. Thuê bao Internet đạt trên 11.900 thuê bao trong đó thuê bao băng rộng đạt 5.672 thuê bao. Theo hướng dẫn về hệ số quy đổi của Bộ Thông tin và Truyền thông, mật độ sử dụng Internet của tỉnh Lào Cai đạt 10,5/100 dân.

Tài chính - ngân hàng: Lào Cai hiện có 6 ngân hàng thương mại hoạt động trên địa bàn, thực hiện đa dạng loại hình dịch vụ, đáp ứng các nhu cầu về vốn, chuyển khoản, thanh toán,… của nhà đầu tư.

Hệ thống khu công nghiệp, khu kinh tế: Lào Cai hiện có 3 khu công nghiệp: KCN Bắc Duyên Hải (TP. Lào Cai), KCN Tằng Loỏng (huyện Bảo Thắng, 350ha), KCN Đông Phố Mới (TP. Lào Cai) và một khu kinh tế - Khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai. Đây là những cơ sở quan trọng để thu hút các dự án trong tương lai.

3.Tiềm năng và cơ hội đầu tư:

Nông nghiệp: Với 2 vùng khí hậu đặc trưng là nhiệt đới và ôn đới, đất đai màu mỡ, độ phì nhiêu cao, phù hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi; với dãy Hoàng Liên Sơn có đỉnh Phan Xi Păng (được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương”) cao 3.143 m, có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, chiếm 50% số loài thực vật quý hiếm của Việt Nam, Lào Cai rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao, đặc biệt thích hợp với việc hình thành các vùng sản xuất chè, cây ăn quả ôn đới (mận, đào, lê,…), rau, hoa xuất khẩu,..

Công nghiệp: Lào Cai có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng và có tính đại diện của cả nước. Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 35 loại khoáng sản với 150 điểm mỏ, trong đó có nhiều loại có chất lượng cao, trữ lượng lớn, điển hình như: Apatit (2,1 tỷ tấn), sắt (150 triệu tấn), đồng, graphít,… rất thích hợp để phát triển các ngành công nghiệp chế biến kim loại và phi kim. Đến nay, nhiều loại khoáng sản đang được khai thác phục vụ chế biến sâu tại Lào Cai như tuyển quặng apatít; nhà máy luyện đồng công suất 10 nghìn tấn đồng thỏi/năm; nhà máy gang thép công suất 1 triệu tấn/năm...

Thương mại – kinh tế cửa khẩu: Với vị trí trung tâm, một nút giao thông quan trọng của chiến lược phát triển “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”; đồng thời, là “cửa ngõ” quan trọng nối liền thị trường Việt Nam với thị trường phía Tây Nam - Trung Quốc, là trung tâm trung chuyển hàng hóa, dịch vụ, mậu dịch của Trung Quốc với thị trường Việt Nam và mở rộng ra thị trường các nước ASEAN; lại có có cặp cửa khẩu Quốc tế Lào Cai – Hà Khẩu với 3 điểm thông quan: Ga quốc tế Lào Cai, cầu đường bộ qua sông Nậm Thi, cầu đường bộ qua sông Hồng (là điểm nối giữa đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai (Việt Nam) với đường cao tốc Hà Khẩu - Côn Minh (Trung Quốc), Lào Cai có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế thương mại - cửa khẩu.

Du lịch: Lào Cai với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu đa dạng, nhiều công trình kiến trúc độc đáo, là nơi cư trú của các tộc người giầu bản sắc văn hóa; đặc biệt với nhiều điểm du lịch nổi tiếng như: Khu du lịch nghỉ mát Sa Pa - một trong 21 trọng điểm du lịch của Việt Nam, Đỉnh núi Phan Xi Păng - nóc nhà của Đông Dương có dãy núi Hoàng Liên Sơn và khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên rất hấp dẫn đối với cả các nhà nghiên cứu khoa học và khách du lịch, Cửa khẩu quốc tế Lào Cai,… luôn thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Đây là tiềm năng lớn để tỉnh phát triển các loại hình du lịch đa dạng.


Theo  http://ipcn.mpi.gov.vn


Các tin khác
Tổng Quan Về Lạng Sơn
Tổng Quan Về Lai Châu
Tổng quan về Kiên Giang
Tổng Quan Về Hưng Yên
Tổng Quan Về Hòa Bình
Tổng Quan Về Hải Phòng
Tổng Quan Về Hải Dương
Tổng Quan Về Hà Tĩnh
Tổng Quan Về Hà Nội
Tổng Quan Về Hà Nam
Tổng Quan Về Hà Giang
Tổng Quan Về Điện Biên
Tổng Quan Về Đắk Nông
Tổng Quan Về Cần Thơ
Tổng Quan Về Bình Thuận
Quay trở về    Đầu trang
Góc sản phẩm

Mỹ Phẩm dinh dưỡng Khỏe tóc, dưỡng móng

Giá Bán
1.450.000 VNĐ
Giá Gốc
1.500.000 VNĐ

Điện thoại Hello Kitty C105 giá rẻ cho fan

Giá Bán
950.000 VNĐ
Giá Gốc
1.390.000 VNĐ
Thông tin tổng quan
Xem tất cả
Quảng Cáo
Kết nối Facebook