Hotline: 0908 789 326
Dang tin mien phi
Hỗ Trợ 01
Yahoo Messenger!
Hỗ Trợ 02

Đăng ký nhận thông tin mới

Tổng Quan Về Ninh Bình


I. MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN

        1. Khái quát điều kiện tự nhiên

        Vị trí địa lý: Tỉnh Ninh Bình thuộc vùng Ðồng bằng Bắc Bộ, nằm ở toạ độ địa lý 20o vĩ Bắc và 106o kinh Ðông, cách Thủ đô Hà nội 90 km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 804 km2, chiếm 0,24% diện tích cả nước. Các đường giao thông quan trọng trên địa bàn như quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, đường quốc lộ 10, quốc lộ 59. Hệ thống sông ngòi chính chạy qua như sông Ðáy, sông Hoàng Long, sông Vạc.

        Ðịa hình: Chia làm 3 vùng khá rõ: Vùng núi chiếm 40% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; đồng bằng và vùng ven biển chiếm 60% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

        Khí hậu: Mạng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu ven biển. Lượng mưa trung bình trong năm trên 1.800mm nhưng phân bố không đều, tập trung 70% lượng mưa vào các tháng 6 đến tháng 9; mùa khô rét kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm khảng 23,5oC; nhiệt độ trung bình cao nhất 38-39oC, nhiệt độ trung bùnh thấp nhất 5-8oC; hàng năm có 04 tháng nhiệt độ trung bình từ 20-25oC; tháng lạnh nhất trong năm là tháng 12 và tháng 1.  

        2. Dân số - Dân tộc

        Dân số - Dân tộc: Theo kết quả điều tra ngày 1/4/1999, tỉnh Ninh Bình có 898.506 người. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động xã hội toàn tỉnh năm 2001 là 505.740 người, chiếm 56,29% dân số toàn tỉnh. Trên địa bàn tỉnh có 2 dân tộc chính là dân tộc Kinh và dân tộc Mường. Dân tộc Kinh chiếm 98%, dân tộc Mường chiếm khoảng 2%.

        Trình độ dân trí: Tính đến năm 2002, đã phổ cập giáo dục tiểu học cho cả 8 huyện, thị với 144 phường, xã, thị trấn của toàn tỉnh. Trong đó: Số phường, xã miền núi chiếm 37,5%. Tỷ lệ người biết chữ chiếm 100%. Số học sinh phổ thông năm học 2001-2002 có 220.900 học sinh, trong đó số học sinh dân tộc thiểu số chiếm 2%. Tổng số giáo viên toàn toàn tỉnh có 8.678 người, trong đó giáo viên là người dân tộc chiếm 3%. Số thầy thuốc toàn tỉnh có đến năm 2002 là 1.737 người, bình quân y sỹ/1vạn dân là 13,5 người, trong đó y, bác sỹ là người dân tộc tiểu số chiếm 2%.  

        3. Tài nguyên thiên nhiên

        3.1. Tài nguyên đất

        Tỉnh Ninh Bình có 80.400 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp là 39.340 ha, chiếm 48,93%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 19.074 ha, chiếm 23,72 %; diện tích đất chuyên dùng là 9.085 ha, chiếm 11,3%; diện tích đất ở là 5.018 ha, chiếm 6,24%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá chiếm 23,30%.

        3.2. Tài nguyên rừng

        Ðến năm 2002, toàn tỉnh có 19.074 ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 18,8%. Trong đó: Rừng tự nhiên là 14.069 ha, rừng trồng là 5.287 ha.

        3.3. Tài nguyên khoáng sản

        Ninh Bình có nhiều loại khoáng sản, đáng kể nhất là đá vôi, toàn tỉnh có 12 nghìn ha diện tích đá vôi, với trữ lượng hàng chục tỷ m3 và chục triệu tấn đôlômít phục vụ cho xây dựng và sản xuất xi măng. Ngoài ra, tỉnh Ninh Bình còn có đất sét, phấn bố rải rác ở các vùng núi thấp thuộc thị xã Tam Ðiệp, huyện Gia Viễn, Yên Mỗ, dùng để sản xuất gạch ngói và làm nguyên liệu cho ngành đúc.

        3.4. Tài nguyên du lịch

        Ninh Bình có tiềm năng lớn về phát triển du lịch. Sự kỳ thú của thiên nhiên, với những danh lam thắng cảnh đa dạng, nổi tiếng như Vườn quốc gia Cúc Phương, các khu hang động Tam Cốc - Bích Ðộng, khu Ðịch Lộng, Vân Long..., cùng với tài nguyên nhân văn như cố đô Hoa Lư, quần thể nhà thờ đá Phát Diệm, chùa Non Nước, phòng tuyến Tam Ðiệp - Biện Sơn... tạo điều kiện cho Ninh Bình phát triển những tuyến du lịch hấp dẫn.  

        4. Cơ sở hạ tầng có đến năm 2002

        4.1. Mạng lưới giao thông đường bộ: Toàn tỉnh hiện có 7.390 km đường. Trong đó: đường do Trung ương quản lý dài 35 km, chiếm 0,79%; đường do tỉnh quản lý dài 155 km, chiếm 2,09 %; đường do huyện quản lý dài 2.880 km, chiếm 38,97%; đường do xã quản lý dài 4.320 km, chiếm 60%. Chất lượng đường: Ðường nhựa, đường bê tông chiếm 60%, đường cấp phối chiếm 20%, còn lại đường đất chiếm 20%.

        4.2. Mạng lưới viễn thông: Tổng số lượng bưu cục trên địa bàn 32 đơn vị; số máy điện thoại là 18.014 chiếc, trong đó vùng dân tộc chiếm 10%. Bình quân có 02 máy/100 dân; 100% số xã có điện thoại.

        4.3. Mạng lưới điện quốc gia: 100% số xã trong toàn tỉnh có lưới điện quốc gia, đạt tỷ lệ trên 85% số hộ được sử dụng điện.

        4.3. Hệ thống cấp nước sinh hoạt: Tỷ lệ người được sử dụng nước sạch chiếm 57%.  

        5. Kinh tế - Xã hội năm 2002

        Tổng sản phẩm (GDP): 2.353.084 triệu đồng.Trong đó: Nông- lâm- thuỷ sản: 1.120.915đ; công nghiệp xây dựng: 414.741 đ; dịch vụ: 817.428 đ.

        Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,8%. Trong đó: Giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản là 6,07%; công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng 17,8%; dịch vụ - du lịch tăng 11,0%.

        Cơ cấu các ngành kinh tế:

            + Nông- lâm nghiệp:                         47%.

            + Công nghiệp - xây dựng cơ bản:     24%.

            + Dịch vụ:                                         29%.

        Thu nhập bình quân đầu người khoảng 4 triệu đồng/năm.

        Giá trị xuất khẩu đạt 10,5 triệu USD.

        Thu ngân sách trên địa bàn là 120 tỷ đồng.

        Tỷ lệ hộ nghèo là 10,38%.

        Tỷ lệ sinh giảm 10,3%0.

        Giải quyết việc làm được 15.150 người/năm.

        Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em là 29,9%.

        Một số sản phẩm chủ yếu: Than, chiếu cói, dệt thêu, may trang phục, mây tre đan; sản phẩm đồ uống; sản phẩm đồ da, đồ gỗ gia dụng; sản phẩm sắt thép, xi măng; sản phẩm điện nước; lúa, ngô, cây lấy bột củ, cây công nghiệp, cây ăn quả, dược liệu.  

II. MỘT SỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI

        1. Kết quả phân định 3 khu vực

        Tỉnh Ninh Bình không có huyện miền núi, có 54 xã, phường là miền núi thuộc cả 3 khu vực bao gồm 78.173 hộ, 320.046 khẩu.

        Huyện Hoa Lư:

        Khu vực II (MN): Xã Trường Yên, Ninh Hoà, Ninh Nhất, Ninh Xuân, Ninh Thắng, Ninh Hải, Ninh Vân.

        Huyện Gia Viễn:

        Khu vực II (MN): Xã Gia Thanh, Gia Vân, Gia Hoà, Liên Sơn, Gia Hưng, Gia Sinh.

        Thị xã Tam Ðiệp:

        - Khu vực I (MN): phường Bắc Sơn, phường Trung Sơn, phường Nam Sơn.

        - Khu vực II (MN): Xã Yên Sơn, Yên Bình, Ðông Sơn, Quang Sơn.

        Huyện Yên Mỗ:

        Khu vực II (MN): Xã Yên Thắng, Yên Hoà, Khánh Thượng, Yên Lâm, Yên Ðồng, Yên Thành, Yên Thái.

        Huyện Nho Quan:

        - Khu vực I (MN): Thị trấn Nho Quan.

        - Khu vực II (MN): Xã Sơn Thành, Thanh Lạc, Thượng Hoà, Văn Phú, Văn Phương, Phú Lộc, Quỳnh Lưu, Sơn Lai, Sơn Hà, Quảng Lạc, Ðồng Phong, Lạng Phong, Văn Phong, Lạc Văn, Phú Sơn, Gia Sơn, Gia Lâm, Gia Tường, Gia Thuỷ, Thạch Bình, Ích Thổ, Ðức Long, Yên Quang.

        - Khu vực III (VC): Xã Cúc Phương, Kỳ Phú, Phú Long.  

        2. Danh sách các xã thuộc Chương trình 135

        Huyện Nho Quan: Xã ÐBKK: Cúc Phương, Kỳ Phú, Phú Long.

III. QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH DÀI HẠN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

        1. Tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010

        1.1. Quan điểm phát triển

        Nhanh chóng phát triển kinh tế, giảm sự chênh lệch về phát triển kinh tế đối với vùng Ðồng bằng sông Hồng. Tiếp tục khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, tận dụng những thời cơ thuận lợi về vốn, khoa học kỹ thuật, thị trường nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Bố trí lại cơ cấu công nghiệp quốc doanh theo hướng đổi mới thiết bị, xây dựng các cơ sở công nghiệp. Mở rộng kinh tế đối ngoại để tranh thủ viện trợ và kêu gọi đầu tư nước ngoài, xây dựng các khu công nghiệp tập trung và các cơ sở công nghiệp, gắn thị trường trong nước với nước ngoài. Phát triển dịch vụ, trước hết là du lịch để khai thác tiềm năng của tỉnh có nhiều điểm du lịch. Tăng cường cơ sở hạ tầng để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

        1.2. Các mục tiêu cụ thể

        - Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP là 8% trong cả thời kỳ 2001 - 2010, trong đó công nghiệp tăng 14%, nông nghiệp tăng 4% và dịch vụ tăng 11 - 12%.

        - Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông lâm, thuỷ sản. Dự báo tỷ trọng của các ngành trong GDP: công nghiệp - xây dựng cơ bản là 33,8%; nông - lâm - thuỷ sản là 31,8% và dịch vụ là 34,4%.

        - Tỷ lệ huy động vào ngân sách từ GDP đạt 10%; phấn đấu đến năm 2005 có thể tự cân đối được trên 60% nhu cầu chi ngân sách của địa phương. Tỷ lệ tích luỹ đầu tư từ GDP bình quân cả thời kỳ 2001 - 2010 là 14%.

        - Giá trị xuất khẩu đến năm 2005 đạt 29 triệu USD, trong đó xuất khẩu trực tiếp của địa phương đạt trên 60%.  

        2. Tóm tắt kế hoạch phát triển kinh - xã hội 5 năm 2001-2005

        2.1. Mục tiêu phát triển

        Khai thác lợi thế về đất đai, lao động, đẩy mạnh thâm canh. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm diện tích lúa ở các vùng có năng xuất thấp, đưa cây trồng vật nuôi khác có hiệu quả hơn.

        Khai thác có hiệu quả vùng ven biển có nhiều tiềm năng về nuôi trồng thuỷ sản. Gắn nông, lâm nghiệp với công nghiệp chế biến, hoàn chỉnh mô hình nuôi trồng và chế biến dứa xuất khẩu; phát huy lợi thế về công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

        Chú trọng nâng cấp giao thông đường bộ, mở rộng cảng Ninh Phúc, giải quyết tốt thuỷ lợi tưới tiêu nước.

        Phát huy tiềm năng du lịch lịch sử, du lịch văn hoá và du lịch sinh thái; bồi dưỡng và phát huy nguồn lực con người, chú trọng phát triển giáo dục đào tạo và dạy nghề.

        2.2. Các mục tiêu cụ thể

        - Tốc độ phát triển GDP bình quân mỗi năm đạt 8%. Trong đó: Nông nghiệp là 4%; công nghiệp- xây dựng cơ bản là 16%; dịch vụ là 11%.

        - Sản lượng lương thực đạt 46 vạn tấn.

        - Ðến năm 2005, cơ cấu kinh tế trong GDP: Nông nghiệp 40%, công nghiệp 30% và dịch vụ 30%.

        - Thu ngân sách trên địa bàn đạt 160 tỷ.

        - Giá trị hàng xuất khẩu đến năm 2005 là 50 triệu USD, mỗi tháng giải quyết việc làm cho 12.000 người, 25% lao động được đào tạo nghề.

        - GDP/người đến năm 2005 tăng 1,4 lần so với năm 2000.

        - Số hộ nghèo còn dưới 7%, cơ bản không còn hộ đói.

        - Mức giảm sinh bình quân 0,3%

        - Hoàn thành phổ cập THCS vào năm 2003, từng bước phổ cập THPT.

        - Ðến năm 2005 đạt 90% số xã có bưu điện, nhà văn hóa, 100% địa bàn dân cư phủ sóng PTTH, 60% số hộ được dùng nước sạch, 80% đường giao thông được rải mặt cứng, 60% kênh tưới được kiên cố hoá.




Theo  http://cema.gov.vn

Các tin khác
Tổng Quan Về Nghệ An
Tổng Quan Về Lào Cai
Tổng Quan Về Lạng Sơn
Tổng Quan Về Lai Châu
Tổng quan về Kiên Giang
Tổng Quan Về Hưng Yên
Tổng Quan Về Hòa Bình
Tổng Quan Về Hải Phòng
Tổng Quan Về Hải Dương
Tổng Quan Về Hà Tĩnh
Tổng Quan Về Hà Nội
Tổng Quan Về Hà Nam
Tổng Quan Về Hà Giang
Tổng Quan Về Điện Biên
Tổng Quan Về Đắk Nông
Quay trở về    Đầu trang
Góc sản phẩm

Bàn ghế inox | ban ghe inox

Giá Bán
5.400.000 VNĐ
Giá Gốc
5.500.000 VNĐ

Điện thoại Hello Kitty C105 giá rẻ cho fan

Giá Bán
950.000 VNĐ
Giá Gốc
1.390.000 VNĐ
Thông tin tổng quan
Xem tất cả
Quảng Cáo
Kết nối Facebook