Tổng Quan Về Quảng Trị
Quảng Trị có lợi thế về địa lý - kinh tế, là đầu mối giao thông, nằm ở trung điểm đất nước, ở vị trí quan trọng - điểm đầu trên tuyến đường huyết mạch chính của hành lang kinh tế Đông - Tây nối với Lào - Thái Lan - Mianmar qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển Miền Trung như: Cửa Việt, Chân Mây, Đà Nẵng, Vũng Áng... Đây là điều kiện rất thuận lợi để Quảng Trị mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch.
|
Tổng Quan Về Cà Mau
Cà Mau là tỉnh thuộc châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, nằm về phía cực Nam của Việt Nam, hình dạng giống chữ V, như một bán đảo có 3 mặt giáp với biển. Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông và Đông Nam giáp với Biển Đông, phía Tây giáp với vịnh Thái Lan. Diện tích tự nhiên 5.211 km2, địa hình bằng phẳng thuần nhất là đồng bằng, đất đai phì nhiêu, sông ngòi chằng chịt. Hàng năm ở phía Tây vùng Mũi Cà Mau bồi ra biển trên 50 mét. Ngoài biển có đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Bương và Hòn Đá Bạc. Khí hậu Cà Mau ôn hoà thuộc vùng cận xích đạo, nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa mưa nắng rõ rệt, không bị ảnh hưởng của lũ và ít có bão.
|
Tổng Quan Về Kon Tum
Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y có vị trí địa chính trị - địa kinh tế rất thuận lợi nằm trong hệ thống các Khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam; Có 01 cửa khẩu Quốc tế với Lào và 01 cửa khẩu Quốc gia với Campuchia; là trung tâm trong tam giác phát triển 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia, gắn kết với hành lang kinh tế Đông - Tây của khu vực kinh tế đã được Thủ tướng 3 nước Việt Nam- Lào - Campuchia phê duyệt quy hoạch tại Tuyên bố Viêng Chăn ngày 24/11/2004 về việc thiết lập tam giác phát triển 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia;
|
Tổng quan về Kiên Giang
Kiên Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long - phía Tây Nam của Tổ quốc: phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia; phía Nam giáp tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu; phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang; phía Tây giáp Vịnh Thái Lan.
|