- Ảnh - Vật tư ngành ảnh
- Phần mềm - thiết kế website
- Bảo Hộ Lao Động
- Bao bì - In Ấn - Tạo mẫu
- Công nghệ thông tin
- Cơ khí
- Da - Giầy
- Điện - Điện tử
- Du học - Dạy nghề
- Dệt may - Nguyên phụ liệu may mặc
- Thời trang - Đồng phục
- Khách sạn - Nhà hàng
- Dịch vụ Du lịch
- Thủ công mỹ nghệ
- Gốm sứ
- Quà tặng - Đồ lưu niệm
- Địa ốc - Bất động sản
- Giám định hàng hóa & Dịch vụ tư vấn
- Hóa chất - Nhiên liệu
- Hàng tiêu dùng - Gia dụng
- Máy móc - Thiết bị
- Mỹ phẩm - Thẩm mỹ viện
- Xử lý & Vệ sinh mội trường
- Nông, Lâm, Ngư Nghiệp
- Ô Tô - Xe máy
- Rượu bia - Nước giải khát
- Thủy hải sản
- Thực phẩm chế biến
- Tài chính - Ngân hàng - Bảo Hiểm
- Triển lãm - Quảng cáo
- Vận tải - Giao nhận hàng hóa
- Viễn thông - Bưu chính
- Vàng bạc - Trang sức
- Văn phòng - Văn hóa phẩm
- XD - Vật liệu XD
- Nội - Ngoại thất
- Y tế - Dược phẩm - Thiết bị
- Vệ Sinh - Chăm sóc Mẹ & Bé
- Các ngành nghề khác
1. Vị trí địa lý: Khu
kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y có vị trí địa chính trị - địa kinh tế rất
thuận lợi nằm trong hệ thống các Khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam; Có
01 cửa khẩu Quốc tế với Lào và 01 cửa khẩu Quốc gia với Campuchia; là
trung tâm trong tam giác phát triển 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia, gắn kết với hành lang kinh tế Đông - Tây của khu vực
kinh tế đã được Thủ tướng 3 nước Việt Nam- Lào - Campuchia phê duyệt
quy hoạch tại Tuyên bố Viêng Chăn ngày 24/11/2004 về việc thiết lập tam
giác phát triển 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia; Có vai trò là đầu mối
giao lưu kinh tế quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội
của Tây nguyên và trong khu vực Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y là điểm nhấn trong chiến lược liên kết nhằm tạo cơ hội hợp tác, phát triển đồng đều giữa các nước ASEAN và tiểu vùng sông Mê Kông, là giao điểm quan trọng nối liền các tỉnh Tây nguyên, duyên hải Miền Trung, Đông Nam Bộ Việt Nam với các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia và Mianma. Có ví trí rất thuận lợi đối với sự giao lưu phát triển với các vùng kinh tế trọng điểm của các nước. Cụ thể như sau: +
Là con đường ngắn nhất, thuận lợi nhất nối các tỉnh Tây nguyên, Duyên
hải Miền Trung, Đông Nam Bộ với các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, Đông Bắc
Campuchia, Nam Lào qua cửa khẩu Quốc tế Bờ Y.
+
Khu kinh tế nằm trên 02 tuyến đường bộ trong kế hoạch của ASEAN là
ASEAN 11 ( Hội An - Kon Tum- Buôn Ma Thuột - Hồ Chí Minh - Mộc Bài) và
ASEAN 6B (Dung Quất - Quốc lộ 18B Lào)
+
Hiện tại các quốc gia Việt Nam, Lào, Thái Lan đang tiến hành xây dựng
nhiều tuyến đường nối các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam, Lào,
Campuchia, Thái lan qua cửa khẩu Quốc tế Bờ Y như: đường Hồ Chí Minh Việt Nam; quốc lộ 16A từ Pak Sế đến thị xã Attapư (Lào); cầu Pak Sế qua sông Mê Kông (Lào - Thái Lan); đường
18B từ thị xã Attapư (Lào) đến cửa khẩu PhuCưa nối với đường 40 của
Việt Nam; Hiện tại các nước trong tam giác phát triển đang xây dựng các
tuyến đường nối các tỉnh Nam Lào với các tỉnh Đông Bắc Camphuchia và các
tỉnh Tây nguyên - Việt Nam, qua Khu kinh tế và một số tuyến đường nối
các tỉnh trong tam giác phát triển.
2. Xác định chiến lược, tiềm năng và nhu cầu phát triển kinh tế giữa Việt Nam - Lào với Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y và với các Quốc gia trong khu vực: 2.1. Đối với các tỉnh Nam Lào:Có tiềm năng về nông lâm nghiệp rất lớn, đặc biệt là quỹ đất nông lâm nghiệp và các sản phẩm gỗ, lâm sản phụ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia trồng, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các cây công nghiệp như cao su, cà phê... Hiện tại, nước bạn Lào đang xây dựng thuỷ điện Xê KaMáng, lâm sản khai thác, có thể kinh doanh và xuất nhập khẩu khoảng 2 triệu m3 gỗ nằm trong vùng ngập lòng hồ thuỷ điện XêKa Máng. Các tỉnh Nam Lào có tiềm năng thuỷ điện rất lớn, khả năng xuất khẩu điện năng sang Việt Nam đã nằm trong chiến lược phát triển của hai nước. Nhu cầu hợp tác kinh tế, khai thác tiềm năng khu vực 4 tỉnh Nam Lào ngày càng tăng, đặc biệt là khai thác tiềm năng vùng cao nguyên Bô Lô Ven như trồng, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu cao su, cà phê và các loại lâm thổ sản khác. Do năng lực sản xuất trong nước thấp nên bạn Lào có nhu cầu cao về nhập khẩu hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm, máy móc thiết bị của Việt Nam và của các nước thứ 3 qua cửa khẩu Quốc tế Bờ Y từ các cảng biển miền Trung Việt Nam sang Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia. 2.2. Đối với các tỉnh Duyên hải Miền Trung:Nằm trên trục lộ 14 tạo thành giải hành lang gắn kết một loạt các đô thị lớn, các khu công nghiệp, các cảng biển và sân bay mang tầm cỡ quốc tế, các cảnh quan đẹp và nổi tiếng có khả năng thu hút khách du lịch rất lớn trong đó đáng chú ý là miền Trung có khu kinh tế Dung Quất, Khu kinh tế mở Chu Lai, Thành phố Đà Nẵng, Thành phố Huế...Dải hành lang này gắn kết với các tỉnh Tây nguyên bằng các trục ngang: quốc lộ 14, 24, 19, 25, 26, 27, 28 và liên hệ với các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan thông qua cửa khẩu Quốc tế Bờ Y bằng con đường 40 gần nhất so với các tuyến khác. 2.3. Đối với các tỉnh Đông Nam Bộ:Gồm hàng loạt đô thị lớn, nhỏ và các khu công nghiệp lớn gắn kết tạo thành khu kinh tế trọng điểm phía Nam và dãy hành lang Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu. Trong thời gian tới, tuyến này sẽ được xây dựng thành tuyến hành lang công nghiệp, thương mại giao lưu quốc tế du lịch và tài chính ngân hàng lớn nhất của cả nước. 2.4. Đối với các tỉnh Tây nguyên:Có tiềm năng lớn về phát triển cây công nghiệp, vùng này có khả năng sản xuất các nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến nông, lâm sản đồng thời đây cũng là khu vực trung gian gắn kết mối quan hệ giữa các tỉnh Đông Nam Bộ, Duyên hải Miền Trung với các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, Campuchia, Nam Lào. 3. Tiềm năng và Nhu cầu phát triển kinh tế hàng hoá; Du lịch và Dịch vụ giữa Việt Nam và các nước thứ ba:3.1. Với khu vực Đông Bắc Thái Lan:Vùng Đông Bắc Thái lan có diện tích 160.600 km2, dân số khoảng 20 triệu người là vùng có dân số và diện tích lớn nhất của Thái Lan là vùng kinh tế chậm phát triển so với các vùng khác của Thái Lan nhưng lại là vùng có nhiều khoáng sản quan trọng như Apatit, đồng đỏ, mangan, quặng vàng, chì và khí đốt thiên nhiên. Những năm gần đây Chính phủ Thái Lan cũng bắt đầu quan tâm đầu tư phát triển vùng này, có chiều hướng phát triển về phía biển Đông - Miền Trung của Việt Nam. Là vùng có nhiều đặc điểm riêng hấp dẫn du khách như : Nghệ thuật kiến trúc độc đáo, các lâu đài Phi-Mai và Fa-Vi-Hán đặc trưng cho sự phát triển của dân tộc Thái. Với sự phát triển hệ thống đô thị mới và các trung tâm du lịch tạo thành một quần thể du lịch của các nước trên bán đảo Đông Dương. Khách du lịch trên thế giới khi đến Thái Lan có thể tiếp tục đi tới Việt Nam qua khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y bằng các tuyến lữ hành Quốc tế Việt Nam - Lào - Thái Lan rất gần. Tuyến du lịch này chủ yếu là du lịch sinh thái và nhân văn. Có lượng khách du lịch, phương tiện, hàng hoá đáng kể qua lại khu kinh tế, bao gồm: các thương nhân, khách qua lại để hợp tác, tham quan, làm việc theo chương trình hợp tác giữa các tỉnh hạ Lào, Đông Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan với các tỉnh Việt Nam. Hiện tại, các tỉnh vùng Đông Bắc Thái lan có nhu cầu vận chuyển hàng triệu tấn hàng hoá xuất nhập khẩu/năm, đường 18B (Lào) nối với đường 40 (Việt Nam) đã mở hướng mới hợp lý hơn cho xuất nhập khẩu của các tỉnh vùng Đông Bắc Thái lan, đồng thời tạo điều kiện trao đổi, nhập khẩu các nông sản, hàng hoá khác từ các tỉnh Việt Nam như cao su, cà phê, các sản phẩm công nghiệp từ khu kinh tế trọng điểm phía Nam và miền Trung Tây nguyên Việt Nam. 3.2. Với các nước ASEAN:Khu kinh tế nằm trên hành lang thương mại quốc tế, là điểm trung chuyển hàng hoá lý tưởng. Đường 18B (Lào) hoàn thành đã thúc đẩy và tăng cường hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mêkông mở rộng, nhất là trong các lĩnh vực giao thông vận tải, thương mại, đầu tư, du lịch, môi trường, phát triển nguồn nhân lực và các chương trình hợp tác trong khuôn khổ hành lang kinh tế Đông - Tây. Việt Nam đã tham gia vào tổ chức Thương mại thế giới WTO. Chính sách thương mại, hàng rào thuế quan giữa các nước trong khối ASEAN có nhiều thay đổi, trong tầm nhìn chiến lược, khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y là một trong những khu kinh tế thuận lợi nhất có mức độ luân chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu, hành khách và phương tiện lớn nhất so với các cửa khẩu chính còn lại trên tuyến biên giới Việt Lào; bởi vì khu kinh tế có vị trí quan hệ giao lưu rộng và thuận tiện giữa các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam. Cụ thể, các tuyến đường giao thông từ Thành phố Đà Nẵng qua cửa khẩu Quốc tế Bờ Y đến Thành phố Hồ Chí Minh; thị xã PakSế (Lào); Thành phố UBon (Thái Lan). Các tuyến đường này hiện nay đã có và giao thông rất thuận lợi. Trong tương lai gần, 3 nước trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia sẽ ưu tiên hợp tác trong một số lĩnh vực: Xây dựng và nâng cấp hệ thống giao thông kết nối các tỉnh thuộc Tam giác phát triển; thực hiện các dự án thương mại nhằm phát triển quan hệ buôn bán và xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu tại khu vực biên giới 3 nước; thúc đẩy hợp tác du lịch, thực hiện ý tưởng “Ba quốc gia - một điểm đến”. Vì vậy trước mắt tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng phát triển các lĩnh vực: Giao thông vận tải, điện, thương mại, du lịch, đào tạo nguồn nhân lực và chăm sóc y tế cho nhân dân vùng tam giác kinh tế. 3.3. Với các nước khác trên thế giới:Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y được đầu tư thoả đáng sẽ mở ra một hướng mới cho khách du lịch và thương gia thuộc các nước đến du lịch và kinh doanh tại Việt Nam sau đó qua cửa khẩu Bờ Y để tiếp tục đi du lịch và kinh doanh tại Lào, Thái Lan và các nước ASEAN bằng các tuyến lữ hành Quốc tế. Hàng hoá thuộc các nước thứ 3 nhập khẩu qua các cảng biển miền Trung Việt Nam và quá cảnh qua cửa khẩu Bờ Y sang Lào, Thái Lan và các nước ASEAN rất thuận lợi. 3.4. Dự báo về cơ cấu và khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu và quá cảnh qua khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y :Với lợi thế về giao thông về các cảng bộ, cảng biển, cảng hàng không, dự báo trong những năm trước mắt hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam qua khu kinh tế chủ yếu là hàng công nghiệp chế biến của các doanh nghiệp miền Trung, Tây nguyên, vùng Đông Nam Bộ (Việt Nam) như: Hàng nhựa, hàng may mặc, các sản phẩm hoá chất, chất tẩy rửa, thực phẩm chế biến cũng như các mặt hàng tươi sống, vật liệu xây dựng, hàng cơ khí nhỏ, dụng cụ gia đình. Khi khu công nghiệp Liên Chiểu, Dung Quất, Chu Lai đi vào hoạt động sẽ có thêm các sản phẩm khác như xăng, hoá chất, hàng điện tử, xe ô tô, thiết bị máy móc ... sang thị trường Lào, Đông Bắc Thái Lan và Myanma. Đối với hàng nhập khẩu chủ yếu là gỗ, lâm sản, nông sản như cà phê, cao su... và điện năng từ Lào. Đối với hàng quá cảnh chủ yếu là máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình xây dựng các nhà máy thuỷ điện lớn và các công trình đô thị, công trình kinh tế khác ở Nam Lào - Đông Bắc Thái Lan - Đông Bắc Campuchia. Dự kiến khối lượng hàng hoá Xuất nhập khẩu và quá cảnh qua cửa khẩu Quốc tế Bờ Y đến năm 2015 đạt 1,2 - 1,5 triệu tấn/năm và mức tăng bình quân khoảng 13% - 15%/năm trong giai đoạn 2010-2015 và mức độ tăng trưởng ổn định từ 7% đến 9% vào thập niên sau (đã loại trừ các nhân tố ảnh hưởng). 3.5. Dự báo phát triển du lịch qua khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y:Tiềm năng du lịch của các tỉnh Tây nguyên rất phong phú, đa dạng và độc đáo. Với vị trí là khu vực giao điểm của miền Duyên hải miền Nam Trung Bộ với các nước Lào, Campuchia và một phần Đông Bắc Thái Lan, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, truyền thống văn hoá, phong tục tập quán đặc sắc của cộng đồng các dân tộc đã tạo ra sự phát triển với du khách. Tây nguyên có đầy đủ các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, thắng cảnh, nhân văn, di tích lịch sử và văn hoá của cộng đồng các dân tộc và kết hợp du lịch với nghiên cứu khoa học tại địa bàn. 3.6. Dự báo thu hút đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y:Khu kinh tế ổn định cơ chế chính sách như hiện nay sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào nhiều lĩnh vực: Hạ tầng đô thị, công nghiệp, thương mại, du lịch...với số vốn dự báo lên hàng chục tỷ USD từ nay cho đến năm 2015 sẽ thu hút ít nhất 5 tỷ USD cho các lĩnh vực: Sân bay thương mại Quốc tế, Khu thương mại phi thuế quan, các khu du lịch, vui chơi Quốc tế, hạ tầng đô thị, kinh doanh bất động sản... 4. Dự báo những lợi ích mang lại khi Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y được đầu tư thoả đáng:Khu kinh tế mang lại nhiều lợi ích cho công cuộc xây dựng phát triển kinh tế xã hội, ANQP của các tỉnh Tây nguyên và trong khu vực và cả nước. 4.1. Những yếu tố tiềm năng và lợi thế trên sẽ đưa Khu kinh tế từ một khu vực còn cách biệt thành khu vực khởi đầu hội nhập có đô thị hiện đại, văn minh, xanh - sạch - đẹp, là điểm trung chuyển giao lưu Quốc tế mới có tác động to lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm sự khác biệt về kinh tế giữa các khu vực và góp phần vào quá trình thống nhất kinh tế chung. Đây cũng là một cơ hội mới tạo điều kiện phát huy nội lực, phát triển kinh tế, nhanh chóng nâng cao đời sống của Nhân dân. Phát triển kinh tế kết hợp với giữ vững An ninh Quốc phòng tại khu vực là điều kiện đảm bảo cho sự nâng cao khả năng, sức mạnh tổng hợp cho công tác quản lý, bảo vệ và phòng thủ biên giới, góp phần củng cố, tăng cường sức mạnh của nền Quốc phòng toàn dân. 4.2. Góp phần tích cực để giải phóng tiềm năng và sức sản xuất của các tỉnh trong khu vực, mở ra một thị trường rộng lớn, đồng thời sẽ làm thay đổi chu chuyển hàng hoá, khách du lịch và giao lưu Quốc tế. 4.3. Tạo ra một thị trường lớn về lĩnh vực thương mại Quốc tế, du lịch và dịch vụ cho các nước trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, gắn kết những điểm tương đồng của 3 quốc gia tạo sức mạnh tổng hợp cho cả khu vực. 4.4. Hỗ trợ sự phát triển của các khu công nghiệp trong khu vực, đặc biệt nâng cao khả năng cạnh tranh, xuất khẩu của các doanh nghiệp vùng Tây nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung (Dung Quất, Liên Chiểu, Chu Lai...) sang thị trường Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan và đi các nước trong khu vực. 4.5. Theo đó hỗ trợ đường ra biển đối với các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan tăng cường xuất nhập khẩu và giao lưu kinh tế của các tỉnh này đối với Việt Nam. 4.6. Thúc đẩy quá trình hợp tác giao lưu quốc tế giữa các nước ASEAN. Phát huy tác dụng lan toả của khu kinh tế với quá trình hình thành và phát triển tam giác phát triển 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia. 5. Ngày 08/02/2007 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 225/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y với mục tiêu đến năm 2025 định hướng xây dựng phát triển Khu kinh tế có tổng diện tích tự nhiên 70.438 ha, trong đó, xây dựng tại đây thành đô thị xây dựng loại II với hướng phát triển hiện đại - bền vững - môi trường thân thiện - văn minh và một số khu chức năng như sau: - Về cơ sở hạ tầng: Đã được đầu tư xây dựng những công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm như hệ thống đường giao thông nội bộ, hệ thống cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc, đồng thời đang từng bước đầu tư phát triển, tạo nên 1 khu vực kinh tế năng động, ngang tầm với vị thế sẵn có. - Các phân khu chức năng: + Các công trình công cộng, gồm trụ sở cơ quan, công trình y tế, công trình giáo dục, công trình văn hoá, công trình thể dục thể thao, công trình thương mại - dịch vụ, hệ thống chợ, công trình phục vụ du lịch ... + Các khu dân cư đô thị: mỗi khu dân cư đô thị có quy mô khoảng 2.000 - 5.000 dân, diện tích khoảng 30-50 ha, bao gồm các khu dân cư đô thị mật độ cao, các khu dân cư đô thị mật độ thấp, khu ở dành riêng cho người nước ngoài. + Các khu dân cư nông thôn, bao gồm xã Đắk Dục, xã Đắk Nông, xã Đắk Sú, xã Bờ Y, xã Sa Loong, xã Đắk Kan. + Mạng lưới công viên cây xanh, quảng trường + Các khu khác: Làng văn hoá ASEAN (230 ha), làng văn hoá văn hoá các dân tộc Tây Nguyên (127 ha), khu bảo tồn di tích chiến thắng Plei Kần (366 ha) + Khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (khoảng 2800 ha) + Khu nghiên cứu khoa học và công nghệ (khoảng 750 ha) + Khu Hành chính + Khu Thương mại Quốc tế + Khu vực sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp + Các khu du lịch sinh thái, khu vui chơi
Theo http://www.kkt-kontum.gov.vn |
Chống thâm quầng mắt - OENOBIOL REGARD
Giá Bán
1.250.000 VNĐ
Giá Gốc
|
Giá Bán
VNĐ
Giá Gốc
|