- Ảnh - Vật tư ngành ảnh
- Phần mềm - thiết kế website
- Bảo Hộ Lao Động
- Bao bì - In Ấn - Tạo mẫu
- Công nghệ thông tin
- Cơ khí
- Da - Giầy
- Điện - Điện tử
- Du học - Dạy nghề
- Dệt may - Nguyên phụ liệu may mặc
- Thời trang - Đồng phục
- Khách sạn - Nhà hàng
- Dịch vụ Du lịch
- Thủ công mỹ nghệ
- Gốm sứ
- Quà tặng - Đồ lưu niệm
- Địa ốc - Bất động sản
- Giám định hàng hóa & Dịch vụ tư vấn
- Hóa chất - Nhiên liệu
- Hàng tiêu dùng - Gia dụng
- Máy móc - Thiết bị
- Mỹ phẩm - Thẩm mỹ viện
- Xử lý & Vệ sinh mội trường
- Nông, Lâm, Ngư Nghiệp
- Ô Tô - Xe máy
- Rượu bia - Nước giải khát
- Thủy hải sản
- Thực phẩm chế biến
- Tài chính - Ngân hàng - Bảo Hiểm
- Triển lãm - Quảng cáo
- Vận tải - Giao nhận hàng hóa
- Viễn thông - Bưu chính
- Vàng bạc - Trang sức
- Văn phòng - Văn hóa phẩm
- XD - Vật liệu XD
- Nội - Ngoại thất
- Y tế - Dược phẩm - Thiết bị
- Vệ Sinh - Chăm sóc Mẹ & Bé
- Các ngành nghề khác
Lai Châu là tỉnh nằm phía tận cùng Tây Bắc của Việt Nam Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Đông giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái, phía Nam giáp tỉnh Điện Biên và Sơn La, cách thủ đô Hà Nội khoảng 450 km theo đường bộ về phía Tây. Lai Châu có 273 km đường biên giới với cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng và nhiều lối mở trên tuyến biên giới Việt – Trung trực tiếp giao lưu với các lục địa rộng lớn phía Tây Nam (Trung Quốc); được gắn với khu vực tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh bằng các tuyến Quốc lộ 4D, 70, 32 và đường thuỷ sông Đà
1. Vị trí địa lý Lai Châu là tỉnh nằm phía tận cùng Tây Bắc của Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Đông giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái, phía Nam giáp tỉnh Điện Biên và Sơn La, cách thủ đô Hà Nội khoảng 450 km theo đường bộ về phía Tây. Lai Châu có 273 km đường biên giới với cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng và nhiều lối mở trên tuyến biên giới Việt – Trung trực tiếp giao lưu với các lục địa rộng lớn phía Tây Nam (Trung Quốc); được gắn với khu vực tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh bằng các tuyến Quốc lộ 4D, 70, 32 và đường thuỷ sông Đà. 2. Cơ sở hạ tầng Giao thông: Lai Châu là tỉnh miền núi cao, địa hình hiểm trở nên mạng lưới giao thông chủ yếu là đường bộ. Trên địa bàn tỉnh hiện có 5 tuyến quốc lộ đi qua là các tuyến 12, 32, 4D, 279, 100 với tổng chiều dài 319 km. Quốc lộ 12 chạy qua tỉnh Lai Châu nối từ thành phố Điện Biên Phủ tới Trung Quốc (qua cửa khẩu Ma Lu Thàng). Quốc lộ 4D nối tới thị trấn Sa Pa (Lào Cai). Quốc lộ 32 nối với tỉnh Yên Bái. Ngoài ra, có đường thủy sông Đà giao lưu với các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình. Điện: Hiện nay, nhiều công trình thuỷ điện lớn đã và đang được xây dựng trên địa bàn tỉnh như Thuỷ điện Sơn La (2400MW), Huổi Quảng (520MW), Bản Chát (220MW), Nậm Nhùn (1.200MW), Nậm Na 3 (84MW) và đặc biệt là thuỷ điện Lai Châu (1.200MW) sẽ được khởi công vào cuối năm 2010, cùng với 60 dự án thuỷ điện vừa và nhỏ khác,… Đây không chỉ là tiềm năng thuỷ điện rất lớn mà còn là cơ hội tạo điều kiện giúp địa phương chuyển dịch sản xuất, bố trí lại dân cư, cơ cấu kinh tế, xây dựng hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội. Thông tin liên lạc: Năm 2009, toàn tỉnh có 11 bưu cục, 68/89 xã có điểm bưu điện văn hoá xã, 22 đại lý bưu điện và điểm chuyển phát; có 29/89 xã, 06 thị trấn, 03/03 phường có báo phát hàng ngày; có 221 trạm BTS, tăng 111 trạm so với năm trước; mật độ điện thoại cố định là 16,2 máy/100 dân, tăng 143% so với năm 2008; dịch vụ Internet tiếp tục phát triển nhanh, mật độ 1,21 thuê bao/ 100 dân, tăng 162% so với năm 2008. Giáo dục – Đào tạo: Về giáo dục, năm 2009, Lai Châu đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở 23 xã, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Về đào tạo, năm 2009, cơ sở vật chất, công tác đào tạo nghề, giáo dục chuyên nghiệp, liên kết đào tạo được quan tâm thực hiện. Đào tạo nghề được 10.614 người, mở được 45 lớp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, ngoại ngữ, tin học. Tỷ lệ lao động được đào tạo chiếm 26%. Hệ thống doanh nghiệp: Năm 2009, hệ thống doanh nghiệp trên toàn tỉnh có 454 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký kinh doanh là 3.598.266 triệu đồng và 244 chi nhánh và văn phòng đại diện. Nguồn nhân lực: Lai Châu có nguồn lao động khá dồi dào, lực lượng lao động trẻ, khỏe. Tổng số lao động năm 2009 là 210.223 người, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm khoảng 23%, chủ yếu là lao động hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp. Năm 2010 phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đặt 28%. 3. Tiềm năng và cơ hội đầu tư: Tiềm năng phát triển nông, lâm nghiệp: Lai Châu có tổng diện tích đất tự nhiên 9.112 km2. Với nhiều vùng khí hậu khác nhau, đất đai mầu mỡ, tỉnh đang tập trung phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp theo lợi thế do điều kiện tự nhiên đem lại như: phát triển các loại rau, hoa, dược liệu, cây ăn quả ôn đới tại cao nguyên Sìn Hồ, Hồ Thầu, Dào San; phát triển cây chè tại thị xã Lai Châu, các xã Bản Hon, Bản Giang huyện Tam Đường và thị trấn Thân thuộc huyện Than Uyên (hiện có 3.500 ha chè kinh doanh, định hướng thu hút việc đưa giống chất lượng cao vào sản xuất và đầu tư dây truyền chế biến sâu cho các sản phẩm từ chè); phát triển cây thảo quả ở Dào San huyện Phong Thổ, Mường Tè (hiện có 4.000 ha); phát triển cây cao su ở các huyện Sìn Hồ, Phong Thổ, Mường Tè, định hướng đến 2015 trồng 20.000 ha, hình thức đầu tư là nhà đầu tư liên kết với các hợp tác xã trong đó nhà đầu tư bỏ vốn trồng, chăm sóc và tiêu thụ sản phẩm, các hợp tác xã góp đất, với giá trị tương ứng 20% giá trị lợi nhuận của sản phẩm khi tiêu thụ. Tiềm năng phát triển Công nghiệp: Công nghiệp khai khoáng: Với trên 20 loại khoáng sản khác nhau thuộc trên 120 điểm mỏ có giá trị công nghiệp, trong đó có nhiều loại khoáng sản quý hiếm như quặng vàng, đồng, sắt, nhôm, chì kẽm, đất hiếm,… Lai Châu định hướng thu hút đầu tư vào hoạt động khảo sát, thăm dò, chế biến. Khai thác các mỏ đá đen, đá trắng, đá màu, đá vôi,… tỉnh định hướng thu hút vào hoạt động khai thác, sản xuất xi măng và làm vật liệu xây dựng. Thuỷ điện: Lai Châu có đặc điểm địa hình là vùng lãnh thổ nhiều dãy núi và cao nguyên. Trên 60% diện tích có độ cao trên 1.000m, trên 90% diện tích có độ dốc trên 250, bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, xen kẽ là các thung lũng có địa hình tương đối bằng phẳng như: Mường So, Tam Đường, Bình Lư, Than Uyên,… Núi đồi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, có nhiều sông suối, nhiều thác ghềnh, dòng chảy lưu lượng lớn nên có nhiều tiềm năng về thuỷ điện. Hiện nay đã có quy hoạch các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh, định hướng thu hút các nhà đầu tư vào góp vốn vào liên doanh, hợp tác đầu tư với các nhà đầu tư trong nước. Tiềm năng phát triển thương mại, du lịch: Thương mại: Cùng với tốc độ tăng dân số, tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân, nhu cầu mua sắm hàng hoá của dân cư qua mạng lưới chợ, siêu thị đang có xu hướng tăng lên. Vì vậy, trong thời gian tới, Lai Châu định hướng thu hút đầu tư vào hệ thống chợ, siêu thị tại thị xã Lai Châu và thị trấn các huyện và Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng. Du lịch: Nằm giữa hai điểm du lịch nổi tiếng là Sa Pa và Điện Biên Phủ, có các quốc lộ 4D, quốc lộ 32, quốc lộ 12 nối Lai Châu với Hà Nội - Điện Biên - Lào Cai và Vân Nam Trung Quốc, …lại có cửa khẩu Ma Lù Thàng, có đường thuỷ sông Đà, có các hồ lớn của công trình thuỷ điện Sơn La, Lai Châu, Huổi Quảng, Bản Chát; có nhiều hang động tự nhiên như Tiên Sơ, Thiên Sơn, núi Đá Ô, thác Tác Tình; có bản sắc văn hoá của 20 dân tộc anh em,… Lai Châu rất giàu tiềm năng phát triển các loại hình du lịch. Đặc biệt khu cao nguyên Sìn Hồ, với độ cao trên 1.500m, khí hậu mát mẻ, đang được đầu tư hạ tầng theo quy hoạch được duyệt của Thủ tướng Chính phủ, là môi trường thuận lợi cho thu hút đầu tư phát triển thành khu du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, nghỉ dưỡng gắn với phát triển nông nghiệp chất lượng cao, phát triển cây dược liệu, hoa, cây ăn quả ôn đới. Theo http://ipcn.mpi.gov.vn |
Máy khoan từ Powerbor PB32 Anh Quốc (khoan xoắn 13mm, khoan khoét 32mm)
Giá Bán
20.600.000 VNĐ
Giá Gốc
|
Điện thoại kitty bán tại Tiến Hùng
Giá Bán
1.600.000 VNĐ
Giá Gốc
|