Hotline: 0908 789 326
Dang tin mien phi
Hỗ Trợ 01
Yahoo Messenger!
Hỗ Trợ 02

Đăng ký nhận thông tin mới

Tổng Quan Về Hải Phòng


Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm phía Đông miền Duyên hải Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 102 km, có tổng diện tích tự nhiên là 152.318,49 ha (số liệu thống kê năm 2001) chiếm 0,45% diện tích tự nhiên cả nước.

1. Vị trí địa lý

Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm phía Đông miền Duyên hải Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 102 km, có tổng diện tích tự nhiên là 152.318,49 ha (số liệu thống kê năm 2001) chiếm 0,45% diện tích tự nhiên cả nước.

Về ranh giới hành chính:

Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh.

Phía Tây giáp tỉnh Hải Dương.

Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình.

Phía Đông giáp biển Đông.

Thành phố có toạ độ địa lý:

Từ 20030'39' - 21001'15' Vĩ độ Bắc.

Từ 106023'39' - 107008'39' Kinh độ Đông.

Ngoài ra còn có huyện đảo Bạch Long Vỹ nằm giữa Vịnh Bắc Bộ, có toạ độ từ 20007'35' - 20008'36' Vĩ độ Bắc và từ 107042'20' - 107044'15' Kinh độ Đông.

Hải Phòng nằm ở vị trí giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong nước và quốc tế thông qua hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không./.
Điều kiện khí hậu:

Nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa châu á, sát biển Đông nên Hải Phòng chịu ảnh hưởng của gió mùa.

Mùa gió bấc (mùa đông) lạnh và khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Gió mùa nồm (mùa hè) mát mẻ, nhiều mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.600 - 1.800 mm. Bão thường xảy ra từ tháng 6 đến tháng9.
Thời tiết của Hải Phòng có 2 mùa rõ rệt, mùa đông và mùa hè. Khí hậu tương đối ôn hoà. Do nằm sát biển, về mùa đông, Hải Phòng ấm hơn 10C và về mùa hè mát hơn 10C so với Hà Nội. Nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 20 - 230C, cao nhất có khi tới 400C, thấp nhất ít khi dưới 50C. Độ ẩm trung bình trong năm là 80% đến 85%, cao nhất là 100% vào những tháng 7, tháng 8, tháng 9, thấp nhất là vào tháng 12 và tháng 1. Trong suốt năm có khoảng 1.692,4 giờ nắng. Bức xạ mặt đất trung bình là 117 Kcal cm/phút.

2. Điều kiện tự nhiên xã hội:

Hải Phòng là thành phố có điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng.

Địa hình Hải Phòng thay đổi rất đa dạng phản ánh một quá trình lịch sử địa chất lâu dài và phức tạp. Phần bắc Hải Phòng có dáng dấp của một vùng trung du với những đồng bằng xen đồi trong khi phần phía nam thành phố lại có địa hình thấp và khá bằng phẳng của một vùng đồng bằng thuần tuý nghiêng ra biển.

Hải Phòng có bờ biển dài trên 125 km. Ngoài khơi thuộc địa phận Hải Phòng có nhiều đảo rải rác trên khắp mặt biển, lớn nhất có đảo Cát Bà, xa nhất là đảo Bạch Long Vĩ. Biển, bờ biển và hải đảo đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của thành phố duyên hải. Đây cũng là một thế mạnh tiềm năng của nền kinh tế địa phương.

Do đặc điểm lịch sử địa chất, vị trí địa lý, Hải Phòng có nhiều nguồn lợi, tiềm năng: có mỏ sắt ở Dương Quan (Thuỷ Nguyên), mỏ kẽm ở Cát Bà (tuy trữ lượng nhỏ); có sa khoáng ven biển (Cát Hải và Tiên Lãng); mỏ cao lanh ở Doãn Lại (Thuỷ Nguyên), mỏ sét ở Tiên Hội, Chiến Thắng (Tiên Lãng). Đá vôi phân phối chủ yếu ở Cát Bà, Tràng Kênh, Phi Liệt, phà Đụn; nước khoáng ở xã Bạch Đằng (Tiên Lãng). Muối và cát là hai nguồn tài nguyên quan trọng của Hải Phòng, tập trung chủ yếu ở vùng bãi giữa sông và bãi biển, thuộc các huyện Cát Hải, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến Thuỵ, Đồ Sơn.

Tài nguyên biển là một trong những nguồn tài nguyên quí hiếm của Hải Phòng với gần 1.000 loài tôm, cá và hàng chục loài rong biển có giá trị kinh tế cao như tôm rồng, tôm he, cua bể, đồi mồi, sò huyết, cá heo, ngọc trai, tu hài, bào ngư... là những hải sản được thị trường thế giới ưa chuộng. Biển Hải Phòng có nhiều bãi cá, lớn nhất là bãi cá quanh đảo Bạch Long Vĩ với trữ lượng cao và ổn định. Tại các vùng triều ven bờ, ven đảo và các vùng bãi triều ở các vùng cửa sông rộng tới trên 12.000 ha vừa có khả năng khai thác, vừa có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn và nước lợ có giá trị kinh tế cao.

Hải Phòng có trên 57.000 ha đất canh tác, hình thành từ phù sa của hệ thống sông Thái Bình và nằm ven biển. Tài nguyên rừng Hải Phòng phong phú và đa dạng, có rừng nước mặn, rừng cây lấy gỗ, cây ăn quả, tre, mây... đặc biệt có khu rừng nguyên sinh Cát Bà với thảm thực vật đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều loại thảo mộc, muông thú quí hiếm; đặc biệt là Voọc đầu trắng- loại thú quí hiếm trên thế giới hiện chỉ còn ở Cát Bà.

Dân Số: Dân số thành phố là trên 1.837.000 người, trong đó số dân thành thị là trên 847.000 người và số dân ở nông thôn là trên 990.000 người. (theo số liệu điều tra dân số năm 2009). Mật độ dân số 1.207 người/km2.

3. Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng 5 năm 2006 - 2010

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XIII Đảng bộ thành phố mục tiêu xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội thành phố đến năm 2010 là “Chủ động và sáng tạo phát huy tiềm năng, lợi thế của thành phố cảng, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển toàn diện; cơ bản hoàn thành hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo tiêu chí của thành phố công nghiệp hiện đại, đô thị trung tâm cấp quốc gia;… đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên một bước, tạo nền tảng vững chắc để Hải Phòng cơ bản trở thành thành phố công nghiệp, văn minh, hiện đại trước năm 2020”.

Năm năm 2006 - 2010 là giai đoạn phát triển với mục tiêu đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố, nâng cao khả năng cạnh tranh của kinh tế thành phố và cũng là giai đoạn thành phố phải trải qua nhiều khó khăn và thách thức như: khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2007, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, những yếu kém từ nội tại của cơ cấu kinh tế thành phố; sự quản lý yếu kém của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã tác động đến kết quả tăng trưởng và phát triển của kinh tế thành phố. Song, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Đảng bộ, quân và dân thành phố đã phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo, nắm thời cơ, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu, đạt được những kết quả quan trọng:

Kinh tế phát triển nhanh, liên tục và ổn định:

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt tốc độ tăng trưởng khá cao trong giai đoạn 2006- 2008 (bình quân tăng 12,76%/năm); từ năm 2009 đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng chậm hơn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, bình quân trong 5 năm đạt 11,32%; tuy không đạt mục tiêu Đại hội đề ra (12-13%/năm), song vẫn gấp 1,5 lần mức tăng bình quân chung của cả nước. Nhiều chỉ tiêu đạt cao, về trước kế hoạch từ 1 đến 3 năm, như sản lượng hàng hoá thông qua cảng, thu ngân sách trên địa bàn, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Quy mô kinh tế tăng đáng kể so với năm 2005, GDP năm 2010 gấp 1,7 lần, GDP bình quân đầu người tăng 63,4% (năm 2010 đạt 1.742USD/người); tỷ trọng GDP (theo giá so sánh) trong GDP cả nước chiếm khoảng 4,4% (năm 2005 là 3,6%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiên tiến, tỷ trọng GDP của các nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng từ 87% năm 2005 lên 90% năm 2010 (trong đó dịch vụ tăng từ 50,8% lên 53%). Một số ngành, lĩnh vực kinh tế chủ lực, nhiều lợi thế phát triển nhanh, có thêm sản phẩm mới.

Sản xuất công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng khá:

Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân 5 năm (2006-2010) ước tăng 14,93%/năm không đạt chỉ tiêu kế hoạch 5 năm đề ra (kế hoạch 5 năm tăng 18-19%/năm), tuy nhiên công nghiệp vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ lực, đến năm 2010 chiếm 31% trong GDP của thành phố, góp phần quan trọng hàng đầu vào tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu, thu hút lao động; tạo điều kiện thúc đẩy phát triển dịch vụ, đô thị và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Các sản phẩm mũi nhọn, quan trọng được tập trung đầu tư phát triển, làm nền tảng cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá như: cơ khí, phôi thép, thép tấm, xi măng, nhiệt điện, phân bón DAP… Đã từng bước hình thành trung tâm công nghiệp đóng tầu, sản xuất kim loại lớn của vùng và cả nước. Một số ngành kỹ thuật cao được hình thành như sản xuất máy móc thiết bị điện, điện tử; dụng cụ y tế, dụng cụ chính xác; thiết bị văn phòng và máy tính. Việc thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp có chuyển biến tích cực; đã cơ bản lấp đầy Khu công nghiệp Nomura và các cụm công nghiệp Vĩnh Niệm, Quán Trữ. Các Khu công nghiệp Đình Vũ, Đồ Sơn thu hút được nhiều nhà đầu tư; đang tích cực xây dựng thêm các khu, cụm công nghiệp mới (Sài Gòn - Hải Phòng, VSIP tại Thủy Nguyên...) tạo mặt bằng sạch cho các dự án đầu tư. Việc phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung đã và đang mang lại hiệu quả tích cực, bên cạnh đó đã quan tâm quản lý và bước đầu kiểm soát được nguồn ô nhiễm trong các khu công nghiệp.

Nông nghiệp, nông thôn, nông dân thu được những kết quả quan trọng:

Nông nghiệp: giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân 5 năm (2006 – 2010) tăng 4,56%/năm vượt chỉ tiêu kế hoạch 5 năm đề ra (kế hoạch 5 năm tăng 3,5 – 4%). Kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và bảo đảm an ninh lương thực. Tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 40-42% giá trị của toàn ngành nông nghiệp (năm 2005 chiếm gần 35%). Phát triển khá nhanh các mô hình trang trại và vùng sản xuất tập trung chuyên canh (đến nay trên địa bàn thành phố đã có 618 trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp) đồng thời quan tâm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, góp phần nâng cao năng suất, giá trị và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp (giá trị sản xuất nông nghiệp trên đất canh tác đạt bình quân 75 triệu đồng/ha/năm, nhiều diện tích đạt trên 100 triệu đồng/ha/năm). Hình thành và phát triển nhanh các vùng sản xuất nông sản tập trung có giá trị kinh tế cao như vùng chuyên canh rau, chuyên cây công nghiệp truyền thống, cây thực phẩm, hoa, quả và cây cảnh tại các huyện An Dương, An Lão, Thủy Nguyên. Từng bước thực hiện có hiệu quả mô hình liên kết Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân.

Thủy sản: giá trị sản xuất thuỷ sản bình quân 5 năm (2006-2010) ước tăng 7,99%/năm không đạt kế hoạch 5 năm đề ra (kế hoạch 5 năm 15%/năm); cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho nuôi trồng được đầu tư, nâng cấp, tu bổ. Phát triển nuôi trồng ở cả ba khu vực; đẩy mạnh nuôi thâm canh, bán thâm canh, phát triển nuôi trên biển, nuôi nước ngọt. Tiếp tục khuyến khích khai thác đánh bắt hải sản xa bờ; phát triển nhanh đội tàu với kỹ thuật, thiết bị được đầu tư mới, đủ năng lực vươn khơi và mang lại hiệu quả. Mở rộng liên kết, hợp tác trong nuôi trồng, khai thác, xuất hiện mô hình mới. Hệ thống dịch vụ hậu cần thuỷ sản được tổ chức tốt hơn, phục vụ có hiệu quả cho nuôi trồng, khai thác. Hạ tầng nghề cá đã được quan tâm đầu tư, từng bước được hiện đại hoá. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong đánh bắt, nuôi trồng và chế biến đạt kết quả tích cực hơn. Ngày càng khẳng định vai trò là trung tâm sản xuất giống thuỷ - hải sản ở miền Bắc.

Triển khai Dự án dịch vụ hậu cần nghề cá Bạch Long Vỹ giai đoạn 1 và xây dựng cảng, khu neo đậu tàu thuyền nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng huyện đảo trở thành trung tâm chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá cho các tỉnh ven biển Bắc và Trung bộ.

Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, đúng định hướng, chất lượng và hiệu quả được nâng lên:

Kinh tế dịch vụ phát triển đúng định hướng tạo sức tác động lan tỏa bước đầu đối với vùng, miền và vươn ra quốc tế, khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội; góp phần tích cực, trực tiếp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố, từng bước trở thành một trong các trung tâm dịch vụ lớn của vùng Duyên hải Bắc bộ. GDP ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao và đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng GDP của thành phố, tốc độ tăng trưởng bình quân GDP ngành dịch vụ giai đoạn 2006-2010 đạt 12,41%/năm. Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng dịch vụ theo hướng hiện đại, nhất là hạ tầng cảng, thương mại, viễn thông, công nghệ thông tin, vận tải, du lịch. Hệ thống cảng biển được mở rộng, nâng cấp, phát triển hướng ra biển, hiện đại hóa phương tiện, đổi mới quản lý, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh. Hoạt động dịch vụ cảng biển phát triển khá mạnh. Sản lượng hàng hoá thông qua các cảng trên địa bàn đạt mục tiêu Đại hội đề ra trước 2 năm. Dịch vụ kho bãi phát triển mạnh, đa dạng; năng lực vận tải (đường bộ, đường biển) được nâng lên; vận tải biển tiếp tục củng cố vai trò là trung tâm của cả nước.

Thương mại phát triển khá toàn diện; tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ tăng 24,13%/năm. Quan tâm đầu tư thêm một số trung tâm thương mại, siêu thị hiện đại, đáp ứng yêu cầu để Hải Phòng giữ vai trò trung tâm phát luồng hàng hoá của vùng và cả nước. Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 ước đạt 1,95 tỷ USD, tăng bình quân 18,93%/năm, đạt kế hoạch. Số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu tăng nhanh; cơ cấu sản phẩm xuất khẩu có chuyển biến; sản phẩm công nghiệp chế biến tăng khá.

 Du lịch có bước phát triển trên nhiều lĩnh vực, tuy nhiên số lượt khách đến thành phố bình quân 5 năm (2006-2010) tăng 11,67%/năm, không đạt kế hoạch 5 năm đề ra (chỉ tiêu kế hoạch 5 năm đề ra 5,6 triệu lượt khách vào năm 2010) Cơ sở hạ tầng du lịch được quan tâm đầu tư, có thêm nhiều khách sạn, nhà hàng, tôn tạo nhiều công trình văn hoá lịch sử. Chú trọng khai thác lợi thế về du lịch biển. Các khu du lịch Cát Bà, Đồ Sơn được tập trung đầu tư cùng với khu du lịch vịnh Hạ Long trở thành một trong những trung tâm du lịch quốc tế của cả nước.

Bưu chính, viễn thông phát triển mạnh, số doanh nghiệp tăng hơn 2 lần so với năm 2005; thuê bao điện thoại và internet tăng nhanh; mạng viễn thông đã phủ khắp thành phố, kể cả huyện đảo Bạch Long Vỹ. Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin phát triển khá nhanh, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính và doanh nghiệp.

 Các dịch vụ mới như kinh doanh bất động sản, tư vấn, bảo hiểm, cho thuê tài chính, ngân hàng, chứng khoán... phát triển khá. Hoạt động dịch vụ trong các lĩnh vực giáo dục-đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, công ích, tư vấn… được đẩy mạnh, mở rộng theo hướng xã hội hoá và đạt được kết quả tích cực. Dịch vụ phục vụ đầu tư sản xuất - kinh doanh, kiểm toán, kế toán, tư vấn tài chính, pháp lý, xây dựng và quản lý đô thị phát triển đa dạng, theo hướng chuyên nghiệp, từng bước đồng bộ, chất lượng được nâng lên. Các dịch vụ khuyến nông, khuyến ngư có nhiều tiến bộ, hỗ trợ tốt cho ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và khoa học-công nghệ.

Huy động vốn đầu tư phát triển tăng nhanh qua các năm:

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tính chung 5 năm ước đạt 119.268,24 tỷ đồng, tăng bình quân 20,42% vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch tăng 14,0%). Nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp tăng nhanh; nguồn vốn dân cư chiếm tỷ trọng khá lớn. Vốn ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng trong việc đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tăng sức hấp dẫn các nguồn vốn đầu tư khác. Nguồn vốn ODA được chú trọng khai thác để cải tạo từng bước hạ tầng đô thị (dự án cấp nước 1A, dự án thoát nước 1B đã hoàn thành và phát huy hiệu quả tốt, dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn Hàn Quốc đã đưa vào vận hành, các dự án thoát nước mưa, thoát nước thải và quản lý chất thải rắn; dự án nâng cấp đô thị... đang tiếp tục triển khai và bắt đầu phát huy hiệu quả). Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng nhanh trong các năm 2006: 197,8 triệu USD; năm 2007: 431,37 triệu USD năm 2008: 1.615,45 triệu USD, từ năm 2009 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên chỉ đạt 125,9 triệu USD. Thành phố đẩy mạnh việc thu tiền sử dụng đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất và thu tiền đất từ các dự án phát triển nhà ở, tiền sử dụng đất di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi nội thành. Nhiều dự án lớn trên địa bàn thành phố đã được ngân sách Trung ương tăng hỗ trợ vốn đầu tư để triển khai và đẩy nhanh tiến độ thực hiện như dự án cầu Khuể, Trường Đại học Hải Phòng, nhà thi đấu thể thao đa năng, Bệnh viện Việt Tiệp.... Một số dự án quan trọng của các Bộ, ngành trung ương, Tổng công ty và các đơn vị thành phố triển khai trong nhiều ngành, lĩnh vực: xây dựng cảng Đình Vũ, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu thuỷ, dự án DAP, Nhiệt điện, cán thép; cơ sở hạ tầng thương mại, du lịch; dịch vụ thuỷ sản; sản xuất công nghiệp, công nghệ cao trong nông nghiệp được triển khai nhanh hơn.

Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, có chuyển biến rõ nét; các thị trường cơ bản đã hình thành và phát triển khá nhanh:

Ban hành nhiều chủ trương, cơ chế chính sách thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp; năng lực cạnh tranh chung của thành phố và của nhiều doanh nghiệp được nâng lên. Công bố bộ thủ tục hành chính dùng chung cho các ngành, các cấp; thực hiện đơn giản hoá, cắt giảm trên 30% thủ tục hành chính; hầu hết các sở, ngành, quận, huyện đã thực hiện cơ chế “một cửa” theo hướng độc lập chuyên trách, “một cửa” liên thông, hiện đại. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong giải quyết thủ tục hành chính có chuyển biến tích cực.

Các thị trường cơ bản đã hình thành và phát triển khá nhanh theo hướng ngày càng đồng bộ; gắn kết tăng trưởng kinh tế với thực hiện tốt công tác an sinh xã hội; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội được nâng lên. Thị trường hàng hoá, dịch vụ phát triển về quy mô, phong phú về số lượng, loại hình sản phẩm. Phát triển nhanh thị trường lao động, nhất là lao động đã qua đào tạo. Thị trường khoa học và công nghệ bước đầu phát triển. Thị trường tài chính, bất động sản có sự phát triển mới, thể hiện rõ hơn vai trò trong việc huy động và đáp ứng một phần nhu cầu vốn đầu tư phát triển.



THEO http://ipcn.mpi.gov.vn


Các tin khác
Tổng Quan Về Hải Dương
Tổng Quan Về Hà Tĩnh
Tổng Quan Về Hà Nội
Tổng Quan Về Hà Nam
Tổng Quan Về Hà Giang
Tổng Quan Về Điện Biên
Tổng Quan Về Đắk Nông
Tổng Quan Về Cần Thơ
Tổng Quan Về Bình Thuận
Tổng Quan Về Bình Dương
Tổng quan Bắc Ninh
Tổng Quan Về Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Tổng Quan Về Tỉnh An Giang
Tổng quan về Bạc Liêu
Tổng Quan Về Bắc Kạn
Quay trở về    Đầu trang
Góc sản phẩm

BĂNG KEO DÁN THÙNG

Giá Bán
7.800 VNĐ
Giá Gốc
9.000 VNĐ

Ban ghe inox - TH-111

Giá Bán
4.750.000 VNĐ
Giá Gốc
4.750.000 VNĐ
Thông tin tổng quan
Xem tất cả
Quảng Cáo
Kết nối Facebook