- Ảnh - Vật tư ngành ảnh
- Phần mềm - thiết kế website
- Bảo Hộ Lao Động
- Bao bì - In Ấn - Tạo mẫu
- Công nghệ thông tin
- Cơ khí
- Da - Giầy
- Điện - Điện tử
- Du học - Dạy nghề
- Dệt may - Nguyên phụ liệu may mặc
- Thời trang - Đồng phục
- Khách sạn - Nhà hàng
- Dịch vụ Du lịch
- Thủ công mỹ nghệ
- Gốm sứ
- Quà tặng - Đồ lưu niệm
- Địa ốc - Bất động sản
- Giám định hàng hóa & Dịch vụ tư vấn
- Hóa chất - Nhiên liệu
- Hàng tiêu dùng - Gia dụng
- Máy móc - Thiết bị
- Mỹ phẩm - Thẩm mỹ viện
- Xử lý & Vệ sinh mội trường
- Nông, Lâm, Ngư Nghiệp
- Ô Tô - Xe máy
- Rượu bia - Nước giải khát
- Thủy hải sản
- Thực phẩm chế biến
- Tài chính - Ngân hàng - Bảo Hiểm
- Triển lãm - Quảng cáo
- Vận tải - Giao nhận hàng hóa
- Viễn thông - Bưu chính
- Vàng bạc - Trang sức
- Văn phòng - Văn hóa phẩm
- XD - Vật liệu XD
- Nội - Ngoại thất
- Y tế - Dược phẩm - Thiết bị
- Vệ Sinh - Chăm sóc Mẹ & Bé
- Các ngành nghề khác
Thăng Long- Hà Nội nằm trong vùng tam giác châu thổ sông Hồng, đất đai mầu mỡ, trù phú. được che chắn ở phía Bắc - Đông Bắc bởi dải núi Tam Đảo và ở phía Tây - Tây Nam bởi dãy núi Ba Vì - Tản Viên, khoảng cách là 50km.
1. Vị trí địa lý: Thăng Long- Hà Nội nằm ở tọa độ: 210 05 vĩ tuyến Bắc, 1050 87 kinh tuyến Đông, trong vùng tam giác châu thổ sông Hồng, đất đai mầu mỡ, trù phú. được che chắn ở phía Bắc - Đông Bắc bởi dải núi Tam Đảo và ở phía Tây - Tây Nam bởi dãy núi Ba Vì - Tản Viên, khoảng cách là 50km. Thế kỷ XX, Hà Nội nhiều lần xảy ra động đất cấp 6 và đã 2 lần động đất cấp 7. Những năm gần đây, hiện tượng động đất ở vùng Hà Nội tăng lên rõ rệt. Mặt đất Hà Nội xuất hiện nhiều khe nứt sâu, phương Tây Bắc – Đông Nam, trùng với hướng sông Hồng và cũng là hướng các đứt gãy sâu trong vỏ trái đất. Một điều hiển nhiên, đất Hà Nội là đất bãi và trên bãi của sông Hồng, do phù sa sông Hồng đắp đổi. Cho nên đất Hà Nội nội thành, bên Hồ Tây, có dòng Tô Lịch, lại có rất nhiều đầm hồ. Xem trên bản đồ từ thời xưa cho đến giữa thế kỷ này, thì lãnh thổ Hà Nội là một vùng đầm lầy, một thành phố sông hồ, nửa đất, nửa nước. Phần lãnh thổ chủ yếu của Thăng Long – Hà Nội xưa là phần đất bồi, được bao bọc bởi sông Hồng ở Bắc và phía Đông, bởi sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu (nhánh sông Tô) ở phía Tây và phía Nam. Trong tờ chiếu (hỏi ý các quan) về việc dời Đô, Lý Công Uẩn nói: “Ở trung tâm cõi bờ đất nước, có cái thế rồng cuộn hổ ngồi, vị trí ở giữa bốn phương Đông Tây Nam Bắc, địa hình thế núi sông sau trước. Ở nơi đó địa thế rộng mà bằng phẳng, vùng đất cao mà sáng sủa, cư dân không khổ vì ngập lụt, muôn vật đều phì nhiêu tươi tốt. Xem khắp nước Việt ta chỗ ấy là nơi hơn cả, thực là chỗ bốn phương tụ hội, là nơi đô thành bậc nhất của Đế vương muôn đời!” Ta có thể xem đó là một bản tuyên ngôn địa chính trị - địa chiến lược về Hà Nội nghìn xưa và cái “rốn” của Long thành là núi Nùng. Trên núi ấy, các vua Lý-Trần-Lê xây điện Càn Nguyên, điện Kính Thiên và núi Nùng. Huyền thoại được thiêng hoá và cùng Sông Cái, trở thành hai biểu tượng của Kinh thành Núi Nùng-Sông Nhị. 2. Giao Thông: Là Thủ đô nằm ở vị trí trung tâm của miền Bắc, nối giao thông từ Hà Nội đến các tỉnh khác của Việt Nam tương đối thuận tiện, bao gồm cả đường không, đường bộ, đường thủy và đường sắt. Ngoài sân bay quốc tế Nội Bài cách trung tâm khoảng 35km, thành phố còn có sân bay Gia Lâm ở phía Đông, thuộc quận Long Biên. Từng là sân bay chính của Hà Nội những năm 1970, hiện sân bay Gia Lâm chỉ phục vụ cho các chuyến bay dịch vụ của trực thăng, gồm cả dịch vụ du lịch. Hà Nội là đầu mối giao thông của năm tuyến đường sắt trong nước và một tuyến liên vận sang Bắc Kinh (Trung Quốc), đi nhiều nước Châu Âu. Các bến xe phía Nam, Gia Lâm, Lương Yên, Nước Ngầm, Mỹ Đình là nơi các xe chở khách liên tỉnh tỏa đi khắp quốc gia theo các quốc lộ 1A xuyên Bắc - Nam, quốc lộ 2 đi Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, quốc lộ 3 đi Thái Nguyên, Cao Bằng, quốc lộ 5A đi Hải Phòng, Quảng Ninh, quốc lộ 6 đi Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, quốc lộ 32 đi Sơn Tây, Phú Thọ… Giao thông đường thủy, Hà Nội cũng là đầu mối giao thông quan trọng với bến Phà Đen đi Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Việt Trì và bến Hàm Tử Quan đi Phả Lại. Trong nội ô, các con phố của Hà Nội thường xuyên ùn tắc do cơ sở hạ tầng đô thị thấp kém, lượng phương tiện tham gia giao thông quá lớn - đặc biệt là xe máy và gần đây là ô tô tăng lên rất nhanh - cộng với ý thức chưa tốt của các cư dân thành phố. Trong những năm gần đây, Hà Nội chỉ phát triển thêm 5 tới 10km đường mỗi năm. Nhiều trục đường của thành phố thiết kế chưa khoa học, không đồng bộ và hệ thống đèn giao thông ở một vài điểm cũng chưa thật hợp lý. Thêm nữa, hiện tượng ngập úng mỗi khi mưa lớn cũng gây khó khăn cho người tham gia giao thông. Trong thập niên 2000, hệ thống xe buýt - loại hình phương tiện giao thông công cộng duy nhất - của thành phố phát triển mạnh, nhưng phần đông người dân vẫn sử dụng các phương tiện cá nhân, chủ yếu là xe máy. Theo quy hoạch giao thông Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2008, chi phí cho phần phát triển đường bộ lên tới 100.000 tỷ đồng. Ba tuyến đường vành đai, 30 tuyến đường trục chính cùng nhiều tuyến phố sẽ được xây dựng mới hoặc cải tạo lại. 3. Du lịch: So với các tỉnh, thành phố khác của Việt Nam, Hà Nội là một thành phố có tiềm năng để phát triển du lịch. Trong nội ô, cùng với các công trình kiến trúc, Hà Nội còn sở hữu một hệ thống bảo tàng đa dạng bậc nhất Việt Nam. Thành phố cũng có nhiều lợi thế trong việc giới thiệu văn hoá Việt Nam với du khách nước ngoài thông qua các nhà hát sân khấu dân gian, các làng nghề truyền thống… Mặc dù vậy, các thống kê cho thấy Hà Nội không phải là một thành phố du lịch hấp dẫn. Với nhiều du khách quốc tế, thành phố chỉ là điểm chuyển tiếp trên hành trình khám phá Việt Nam của họ. Năm 2007, Hà Nội đón 1,1 triệu lượt khách du lịch ngoại quốc, gần bằng một nửa lượng khách của Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2008, trong 9 triệu lượt khách của thành phố, có 1,3 triệu lượt khách nước ngoài. Tỷ lệ du khách tới thăm các bảo tàng của Hà Nội cũng không cao. Hàng năm, Bảo tàng Dân tộc học ở Hà Nội, một bảo tàng có tiếng trong khu vực, điểm đến được yêu thích trong các sách hướng dẫn du lịch nổi tiếng, có 180.000 khách tới thăm, trong đó một nửa là người nước ngoài. Theo con số năm 2007, Hà Nội có 511 cơ sở khách sạn lưu trú với hơn 12.700 phòng đang hoạt động. Trong số này chỉ có 178 khách sạn được xếp hạng với 8.424 phòng. Tình trạng thiếu phòng cao cấp là một trong những nguyên nhân khiến lượng khách nước ngoài tới Hà Nội không cao. Với mức giá được coi là khá đắt ở Việt Nam, khoảng 126,26 USD một đêm cho phòng khách sạn 5 sao, hiệu suất thuê phòng các khách sạn 3-5 sao ở Hà Nội hiện dao động từ 80% đến 90%. Ngoài 9 khách sạn 5 sao là Daewoo, Horison, Hilton Hanoi Opera, Melia, Nikko, Sofitel, Metropole, Sheraton, Sofitel Plaza và Inter Continental, thành phố còn 6 khách sạn 4 sao và 19 khách sạn 3 sao. Theo các dự án mới được cấp phép và chấp thuận đầu tư gần đây, đến năm 2010, Hà Nội sẽ có thêm khoảng 2000 phòng khách sạn cao cấp. 4. Kinh tế: Vị thế trung tâm kinh tế của Hà Nội đã được thiết lập từ rất lâu trong lịch sử. Tên những con phố như Hàng Bạc, Hàng Đường, Hàng Than… đã minh chứng cho điều này. Tới thế kỷ gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của Sài Gòn và khu vực Nam Bộ, Hà Nội chỉ còn giữ vị trí quan trọng thứ hai trong nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều làng nghề truyền thống như gốm Bát Tràng, may Cổ Nhuế, đồ mỹ nghệ Vân Hà… cũng dần phục hồi và phát triển. Năm 2007, GDP bình quân đầu người của Hà Nội lên tới 31,8 triệu đồng, trong khi con số của cả Việt Nam là 13,4 triệu. Hà Nội là một trong những địa phương nhận được đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhiều nhất, với 1.681,2 triệu USD và 290 dự án. Thành phố cũng là địa điểm của 1.600 Văn phòng đại diện nước ngoài, 14 khu công nghiệp cùng 1,6 vạn cơ sở sản xuất công nghiệp. Bên cạnh những công ty Nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hà Nội. Năm 2003, với gần 300.000 lao động, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 77% giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố. Ngoài ra, 15.500 hộ sản xuất công nghiệp cũng thu hút gần 500.000 lao động. Tổng cộng, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 22% tổng đầu tư xã hội, hơn 20% GDP, 22% ngân sách thành phố và 10% kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội. Sau khi mở rộng địa giới hành chính, với hơn 6 triệu dân, Hà Nội có 3,2 triệu người đang trong độ tuổi lao động. Mặc dù vậy, thành phố vẫn thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao. Nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn phải đào tạo lại, cơ cấu và chất lượng nguồn lao động chưa dịch chuyển theo yêu cầu cơ cấu ngành kinh tế. Hà Nội còn phải đối đầu với nhiều vấn đề khó khăn khác. Năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm, dịch vụ cũng như sức hấp dẫn môi trường đầu tư của thành phố còn thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm, đặc biệt cơ cấu nội ngành công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ lực mũi nhọn. Chất lượng quy hoạch phát triển các ngành kinh tế ở Hà Nội không cao và thành phố cũng chưa huy động tốt tiềm năng kinh tế trong dân cư. THEO Trung tâm xúc tiến đầu tư phía Bắc |
Két sắt Hàn Quốc HANMI SAFE - HS-37E
Giá Bán
4.100.000 VNĐ
Giá Gốc
|
Mỹ Phẩm dinh dưỡng Đốt mỡ thừa
Giá Bán
1.750.000 VNĐ
Giá Gốc
|