Hotline: 0908 789 326
Dang tin mien phi
Hỗ Trợ 01
Yahoo Messenger!
Hỗ Trợ 02

Đăng ký nhận thông tin mới

Tổng Quan Về Phú Thọ


I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI:

1. Vị trí địa lý:


Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, có vị trí trung tâm vùng, là cửa ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc), là cầu nối vùng Tây Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Phú Thọ tiếp giáp với thành phố Hà Nội theo hướng Tây Nam và tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng Đông Nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cách cửa khẩu Lào Cai và cửa khẩu Thanh Thuỷ - Hà Giang hơn 200km, cách cảng Hải Phòng 170 km và cảng Cái Lân 200 km, là nơi hợp l­­ưu của 3 con sông lớn: Sông Hồng, sông Đà và sông Lô.

2. Diện tích, đất đai: Diện tích đất tự nhiên 3.532 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 97.610 ha, đất rừng là 195.000 ha với 64.064 ha rừng tự nhiên, đất mặt nư­ớc nuôi trồng thuỷ sản là 10.000 ha, các loại đất khác là 19.299 ha.

3. Địa hình, khí hậu:

- Địa hình: Chia thành 2 tiểu vùng chủ yếu:

+ Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của tỉnh, chủ yếu thuộc các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, phía Tây huyện Cẩm Khê, giao lưu với các nơi khác. Ở đây còn nhiều tiềm năng phát triển nhất là về lâm nghiệp, khai thác khoáng sản.

+ Tiểu vùng đồi gò thấp, xen kẽ đồng ruộng, dải đồng bằng ven các triền sông Hồng. sông Lô và Sông Đà Đây là vùng thuận lợi cho việc trồng các loại cây nguyên liệu giấy, cây công nghiệp dài ngày như chè, cây ăn quả, phát triển lương thực, chăn nuôi, nuôi trông thuỷ sản, Phát triển công nghiệp...

- Khí hậu: Tỉnh Phú Thọ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 230C, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.700 mm. Độ ẩm trung bình năm khoảng 86%. Khí hậu phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển cây trồng, vật nuôi nhất là cây dài ngày và gia súc.

4 . Dân số, lao động:

Dân số tỉnh Phú Thọ khoảng 1,4 triệu ngư­ời, có 21 dân tộc anh em cùng sinh sống. Số ngư­ời trong độ tuổi lao động khoảng 800.000 ngư­ời (60% dân số) trong đó lực lượng lao động trẻ chiếm 65%, lao động qua đào tạo trên 33,5%.

5. Đơn vị hành chính:  Tỉnh Phú Thọ có 13 huyện, thành, thị gồm thành phố Việt trì, thị xã Phú Thọ, các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Hạ Hoà, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh. Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh.

II. HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ TẦNG :

1. Giao thông : Hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thủy. Qua địa bàn tỉnh có quốc lộ 2, quốc lộ 32A, 32B, 32C, quốc lộ 70, đường sắt tuyến Hải Phòng - Hà Nội – Lào Cai đang được mở rộng thành tuyến liên vận quốc tế. Đường cao tốc Nội Bài – Phú Thọ - Lào Cai, đường xuyên Á và đường Hồ Chí Minh đang khởi động xây dựng. Đường thủy có cảng Việt Trì trên Sông Lô, sông Hồng, cảng Yến Mao trên Sông Đà, cảng Bãi Bằng trên Sông Lô lưu thông về cảng Hà Nội, Hải Phòng.

2. Điện, nước: Hệ thống điện Quốc gia đã phủ kín ở tất cả các huyện, xã trong tỉnh, đáp ứng đủ nhu cầu điện cho doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh ; Hiện 70% dân số trong tỉnh đã được dùng nước sạch đủ tiêu chuẩn vệ sinh. Thành phố, thị xã, thị trấn các huyện đã có nhà máy cung cấp nước sạch, tổng công suất trên 150.000m3/ngày đêm, thoả mãn nhu cầu cấp nước cho sản xuất và tiêu dùng.

3. Thông tin liên lạc: Mạng lưới bưu chính viễn thông của tỉnh Phú Thọ được phát triển với tốc độ nhanh theo hướng hiện đại hoá, đa dạng và rộng khắp  đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc trong nước và quốc tế ngày càng tăng đủ nhu cầu phục vụ mọi hoạt dộng của các doanh nghiệp và  nhân dân.

4. Hệ thống ngân hàng, tài chính: Gồm các sàn giao dịch chứng khoán, ngân hàng Đầu tư và phát triển, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công thương, Thương mại cô phần quân đội, Hàng Hải, Vietcom Bank.vv... Có lực lượng nhân viên đủ năng lực và trình độ để phục vụ nhu cầu của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế như vay vốn, chuyển tiền, thanh toán, bảo lãnh... với thời gian nhanh nhất qua hệ thống điện tử hiện đại.

5. Hải quan : Hải quan Hà Nội, chi nhánh tại tỉnh Phú Thọ và cảng cạn ICD Thuỵ Vân. Hàng hoá xuất, nhập khẩu được làm thủ tục thông quan tại tỉnh Phú Thọ trước khi đưa đến các cảng hàng không, cảng biển để xuất khẩu.

III. THÀNH TỰU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Thành tựu phát triển kinh tế xã hội: 

Trong 5 năm (2001-2005), tỉnh Phú Thọ đạt mức tăng trư­ởng GDP bình quân 9,79% /năm; tăng trưởng GDP bình quân 3 năm (2006-2008) đạt 10,9%, dự kiến năm 2009 đạt 7,5-8,5% ; thu nhập bình quân đầu người đến năm 2008 đạt 12 triệu đồng.  

Cơ cấu kinh tế năm 2008 Công nghiệp - xây dựng: 38,7%, Nông- Lâm nghiệp: 26%, Dịch vụ: 35,3%; Dự kiến năm 2009 tương ứng 40-41%, 24-25%, 35-36%.

Giá trị sản xuất nông-lâm nghiệp giai đoạn 2001- 2005 tăng 8,1%/năm, năm 2008 tăng 3,9%, dự kiến năm 2009 tăng 4,4 - 4,5% ; năm 2010 tăng khoảng 5%.

Sản lượng lương thực năm 2008 đạt 421,4 ngàn tấn, lương thực bình quân đầu người 313 kg, tăng 9,6% so với năm 2007, dự kiến năm 2009 đạt 432 triệu tấn bình quân đầu người 321 kg.

 

Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2001-2005 tăng 14,3%/năm, năm 2008 tăng 16`%, dự kiến năm 2009  tăng 8 – 8,5% ; năm 2010 tăng khoảng 16,7 – 17,5 %.

Giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân giai đoạn 2001-2005 là 12,1%/năm, năm 2008 tăng 15,1%, dự kiến năm 2009 tăng 14,5 đến 15% ; năm 2010 tăng khoảng 15,5 – 16,5 %.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 267,1 triệu USD, tăng 21% so với năm 2007, dự kiến năm 2009 đạt 260 triệu USD ; năm 2010 đạt khoảng 300 – 320 triệu USD.

Huy động vốn đầu tư phát triển năm 2008 đạt 5.700 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2007, trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 3,2%, dự kiến năm 2009 đạt 6000 - 7000 tỷ đồng.

Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2008 trên địa bàn đạt 1.165,8 tỷ đồng, tăng 10,6% so năm 2007, dự kiến năm 2009 đạt trên 1.250-1.300 tỷ đồng , tăng 11,1% so với năm 2008 ; năm 2010 đạt khoảng 1400 – 1500 tỷ đồng.

Năm 2008 tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,6% xuống còn bình quân toàn tỉnh 17,4%. Tổ chức đào tạo nghề trên 20,8 ngàn người. Giải quyết việc làm cho 18 ngàn người, trong đó tạo được 10,8 ngàn chỗ làm mới; xuất khẩu lao động trên 3 ngàn người.

Kết cấu hạ tầng được đầu tư và phát triển, 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm (2001); 100% số xã có điện lưới quốc gia (năm 2002); hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở (năm 2003); 100% xã có điện thoại (năm 2004); 100% số trạm y tế xã có bác sỹ và 100% thôn bản có cán bộ y tế (năm 2005); hoàn thành xóa nhà tạm cho hộ nghèo (năm 2007).

Tỉnh Phú Thọ từ một trung tâm công nghiệp cũ trở thành một trung tâm công nghiệp mới của miền Bắc Việt Nam.

Trong những năm qua, tỉnh Phú Thọ đã có những chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu sản xuất nông nghiệp, năm 2008 trồng trọt chiếm 57%, chăn nuôi 29%, nuôi trồng thủy sản 5% và lâm nghiệp 9%. Từ một tỉnh thiếu lương thực, tỉnh Phú Thọ hiện đã đảm bảo an ninh lương thực và đang chuyển dần sang sản xuất hàng hóa.

Tỉnh Phú Thọ là một trong 14 trung tâm vùng của cả nước, hiện đang giữ vị trí trung tâm vùng về công nghiệp, về sản xuất và chế biến một số sản phẩm nông nghiệp lớn (chè, nguyên liệu giấy, thủy sản…). tỉnh Phú Thọ là trung tâm khoa học kỹ thuật nông - Lâm nghiệp và trung tâm văn hóa xã hội và nhân văn của cả nước.

2. Thu hút đầu tư:

Đầu tư FDI : Đến tháng 7/2009 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 103 dự án, tổng vốn đăng ký 696,9 triệu USD. Trong đó, Hàn Quốc 89 dự  án, Nhật bản 03 dự án,  Đài Loan 05 dự án, Đức 01 dự án, Bỉ 01 dự án, Irắc 01 dự án, Indonesia 01 dự án, Trung Quốc 02 dự án. Dự kiến đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh thu hút được 150 đến 160 dự án FDI với tổng vốn đăng ký trên 1,3 triệu USD. Lĩnh vực đầu tư hiện tại tập trung vào cơ khí, điện, điện tử, lắp ráp, công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến nông lâm sản. Trong tương lai phát triển mạnh các ngành dịch vụ, sản xuất chế tạo công nghiệp phụ trợ, cơ khí chế tạo, lắp ráp, hoá chất, dược, du lịch, kinh doanh bất động sản, thị trường chứng khoán, công nghệ cao, năng lượng điện..... 

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 đạt 3.716,96 tỷ đồng tăng 10,92%; Giá trị xuất khẩu đạt 191,39 triệu USD tăng 6,94%; Nộp ngân sách 80,09 tỷ đồng tăng 12% so với năm 2007.

 Lao động VN đang làm việc trong các doanh nghiệp FDI 29.334 ng­ười.

Các dự án từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): Tính đến hết ngày 30/6/2009 có 35 dự án ODA còn hiệu lực, với tổng mức vốn dự án 2.195,054 tỷ đồng. Trong đó vốn ODA 1.733,917 tỷ đồng, vốn đối ứng 461,137 tỷ đồng. Bình quân hàng năm giải ngân  đầu tư từ 300-350 tỷ đồng; Dự kiến năm 2010 thu hút khoảng 120- 150 triệu USD. Các dự án ODA được thu hút tập chung ở các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, điện, cấp nước, thuỷ lợi, y tế giáo dục và xoá đói giảm nghèo. Đối tác tài trợ ODA tập chung ở các nguồn vốn JICA Nhật Bản, ngân hàng Châu Á (ADB), ngân hàng thế giới (WB), ngân hàng Hàn Quốc, NaUy.VV...

Các dự án đầu tư tỉnh ngoài: Đã có 29 doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư tổng vốn đầu tư đăng ký 8.628 tỷ đồng. Ngoài ra, đã có nhiều dự án quy mô vốn lớn thuộc các lĩnh vực đầu tư hạ tầng KCN, CCN, khu đô thị, khu du lịch đô thị cao cấp, sinh thái, nước khoáng và chế biến sâu quặng, công nghiệp, cơ khí, điện tử.vv… đã có nhiều nhà đầu tư đến trao đổi hoặc ký biên bản ghi nhớ, thoả thuận đầu tư. Trong tương lai sẽ có nhiều dự án đầu tư tỉnh ngoài đầu tư vào tỉnh, hầu hết các dự án đều có quy mô vốn đầu tư lớn ở mức hàng ngàn tỷ đồng.

IV. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ĐẾN 2020:

1. Các chỉ tiêu về kinh tế:

- Tăng trưởng GDP bình quân hàng năm: 11,5%-12%/năm.

- GDP bình quân đầu người đến năm 2020: Trên 3.000USD/người.

- Đến năm 2010, Phú Thọ thoát khỏi tỉnh nghèo.

- Đến năm 2020 Phú Thọ cơ bản đạt được các tiêu chí của một tỉnh công nghiệp.

- Cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Giai đoạn 2006 -2010, cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp xây dựng tăng lên đạt khoảng 45 - 46%, dịch vụ 35 - 36%, nông lâm nghiệp 19 - 20 %; giai đoạn 2011 - 2020 cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp xây dưng 49 - 51%, dịch vụ 40 - 41%, nông lâm nghiệp 9 - 10%.

- Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 300 - 320 triệu USD và tối thiểu đạt 500 - 520 triệu USD vào năm 2020.

- Huy động vốn đầu tư toàn xã hội cả thời kỳ 2006 - 2020 đạt 124 - 125 nghìn tỷ đồng, bình quân 12 ngàn tỷ đồng/năm.

- Thu ngân sách trên địa bàn đến năm 2010 chiếm 11,5-12% và năm 2020 đạt khoảng 17-18% GDP.

2. Các chỉ tiêu về xã hội:

- Phấn đấu đạt tỷ lệ đô thị hóa  khoảng 22 - 25% vào năm 2010 và 42 - 45% vào năm 2020.

- Đến năm 2010 có 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; có 7 Bác sỹ và 22,3 giường bệnh/1 vạn dân; năm 2015 có 9 Bác sỹ và 28 giường bệnh/1 vạn dân và đến năm 2020 có 11 Bác sỹ và 30 giường bệnh/1 vạn dân;

- Duy trì kết quả phổ cập trung học cơ sở; hoàn thành phổ cập bậc trung học vào năm 2015; thực hiện bảo hiểm toàn dân, nâng cao chất lượng dịch vụ về giáo dục, đào tạo, văn hóa, thể thao và giá trị văn hóa tinh thần của nhân dân.

- Phấn đấu đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 40% vào năm 2010 và 70-75% vào năm 2020.

- Nhu cầu việc làm ngành công nghiệp – xây dựng 191,4 ngàn người, dịch vụ 207,6 ngàn người và xuất khẩu lao động 20 ngàn lao động.

- Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo giảm 3/4 diện nghèo hiện nay.

- Giảm tỷ lệ thất nghiệp từ 3,15% hiện nay xuống mức 2- 2,5% vào năm 2020;

3. Các chỉ tiêu về môi trường sinh thái :

- Nâng độ che phủ rừng từ 45,2% năm 2005 lên 48,6% năm 2010 và trên 55% năm 2020. Quản lý tốt rừng phòng hộ, bảo vệ, tái tạo môi trường sinh thái của khu vực.

- Phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, đô thị và các khu dân cư… gắn với xử lý chất thải, khí độc, nước thải... chống ô nhiễm môi trường. Đến năm 2010 phấn đấu 100% cơ sở sản xuất mới xây dựng áp dụng công nghệ sạch hoặc trang thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; trên 50% số huyện, thành, thị xử lý, chế biến được rác thải; 100% bệnh viện được xử lý chất thải nguy hại.

- Tốc độ đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp đạt bình quân khoảng 20%/năm;

4. Một số sản phẩm chủ yếu đến năm 2020:

- Xi măng: 3,4–3,5 triệu tấn.

- Giấy: 1.500 nghìn tấn

- Vải thành phẩm: 220-230 triệu m2

- Quần áo may sẵn: 40-41 triệu sản phẩm

- Gạch Ceramic: 13-14 triệu tấn

- Bia các loại: 100-120 triệu lít

- Đảm bảo an ninh lương thực, lương thực bình quân đầu người: 320-400kg/người

- Sản lượng rau: 180-200 ngàn tấn

- Chè chế biến: 35 ngàn tấn

- Phân bón, hoá chất :2.500 ngàn tấn.


Theo  http://dpi.phutho.gov.vn

Các tin khác
Tổng Quan Về Ninh Thuận
Tổng Quan Về Ninh Bình
Tổng Quan Về Nghệ An
Tổng Quan Về Lào Cai
Tổng Quan Về Lạng Sơn
Tổng Quan Về Lai Châu
Tổng quan về Kiên Giang
Tổng Quan Về Hưng Yên
Tổng Quan Về Hòa Bình
Tổng Quan Về Hải Phòng
Tổng Quan Về Hải Dương
Tổng Quan Về Hà Tĩnh
Tổng Quan Về Hà Nội
Tổng Quan Về Hà Nam
Tổng Quan Về Hà Giang
Quay trở về    Đầu trang
Góc sản phẩm

Giảm mỡ Eo & Đùi - OENOBIOL REMODELANT

Giá Bán
1.750.000 VNĐ
Giá Gốc
1.800.000 VNĐ

D&G THE ONE SPORT FOR MEN 100ML 100ml

Giá Bán
1.800.000 VNĐ
Giá Gốc
1.800.000 VNĐ
Thông tin tổng quan
Xem tất cả
Quảng Cáo
Kết nối Facebook