Hotline: 0908 789 326
Dang tin mien phi
Hỗ Trợ 01
Yahoo Messenger!
Hỗ Trợ 02

Đăng ký nhận thông tin mới

Tổng Quan Về Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Bà Rịa – Vũng Tàu được Quốc Hội nước CHXHCNVN quyết định thành lập ngày 12/8/1991, là một Tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp 3 huyện Long Thành, Long Khánh, Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp huyện Cần Giờ Thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp huyện Hàm Tân tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp Biển Đông. Với tổng chiều dài địa giới trên đất liền 162 km. Bà Rịa -Vũng Tàu có chiều dài bờ biển phần đất liền 100 km (trong đó 72 km là bãi cát có thể sử dụng làm bãi tắm). Thềm lục địa tỉnh tiếp giáp với quần đảo Trường Sa, nơi đây chứa đựng hai loại tài nguyên cực kỳ quan trọng là dầu mỏ và hải sản. Diện tích tự nhiên 1988,65 km2, dân số năm 2008 là: 994.189 người, mật độ dân số: 416 người/km2. Có 8 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Vũng Tàu, Thị xã Bà Rịa; các huyện: Châu Đức, Xuyên Mộc, Tân Thành, Long Điền, Đất Đỏ, Côn Đảo.

Dân tộc:

- Dân tộc kinh chiếm đa số khoảng 97,25%

- Dân tộc Hoa chiếm khoảng 1,73%
- Dân tộc Tày chiếm khoảng 0,07%
- Dân tộc Khơ Me chiếm khoảng 0,15%
- Dân tộc Châu Ro chiếm khoảng 0,06%

Còn lại các dân tộc khác chiếm tỷ lệ không đáng kể.


Địa hình của tỉnh bao gồm núi, đồi, đồng bằng nhỏ và các đồi cát, dải cát chạy vòng theo bờ biển. Hai huyện Long Đất, Xuyên Mộc là vùng đồng bằng và đồi núi ven biển.

Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, từ tháng 5 đến tháng 10 có gió mùa Tây Nam, thời gian này là mùa mưa. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau có gió mùa Đông Bắc, thời gian này là mùa khô. Nhiệt độ trung bình hàng năm 27°C, ít gió bão, giàu ánh nắng.

Bà Rịa – Vũng Tàu nằm ở vị trí rất đặc biệt, đây chính là cửa ngõ của các Tỉnh miền Đông Nam Bộ hướng ra Biển Đông, có ý nghĩa chiến lược về đường hàng hải quốc tế, có hệ thống cảng biển là đầu mối tiếp cận với các nước Đông Nam Á. Nguồn tài nguyên thiên nhiên nơi đây khá phong phú và đa dạng có rất nhiều triển vọng hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển nhanh và toàn diện các ngành kinh tế biển như: Dầu khí, cảng và vận tải biển, hải sản, du lịch v.v… Có điều kiện phát triển đồng bộ giao thông đường bộ, đường biển, đường sắt, đường không… là nơi trung chuyển đi các nơi trong nước và quốc tế, phát triển thương mại và hợp tác đầu tư với nước ngoài.


Vị trí của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Ngày 23-2-1998 Thủ tướng ban hành Quyết định số 44/1998QĐ-TTg về việc quy hoạnh tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng trọng điểm phía Nam đến năm 2010.  Theo đó vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu và TP Hồ Chí Minh.

Với mục tiêu được xác định là: xây dựng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trở thành vùng kinh tế phát triển nhanh, có tốc độ phát triển kinh tế có hơn so với các vùng khác trong cả nước.  Phấn đầu nhịp độ tăng trưởng GDP thời kỳ từ nay đến năm 2010 đạt từ 13,5% đến 14,5%, đi đầu trong một số lĩnh vực quan trọng tạo động lực cho quá trình phát triển của vùng Nam Bộ và góp phần thúc đẩy kinh tế trong cả nước.  Chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa của cả vùng và toàn khu vục phía Nam. Hoàn thiện và bước đầu hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ…

Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bà Rịa-Vũng Tàu được Trung ương xác định là cửa ngõ của vùng với nhiều tiềm năng phong phú.  Trữ lượng dầu khí đã xác định ở vùng biển Bà Rịa-Vũng Tàu cho phép khai thác công nghiệp, hiện đang khai thác bình quân hàng năm 16-17 triệu tấn dầu và 1,5-2 tỷ m3 khí.  Theo thông tin tư vấn của tổ chức JICA Nhật Bản  thìkhu vực Sao Mai -Bến Đình, sông Thị Vải phát triển được các cảng nước sâu, tàu trọng tải 6-10 tấn ra vào đựơc.  Tỉnh có 156 km bờ biển có thể là bãi tắm quanh năm; có 2 khu rừng nguyên sinh, suối nước khoáng nóng và nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng…

Với thềm lục địa 100.000 km2, hàng năm khai thác đạt 170.000-200.000 tấn. Ngoài ra còn có 10.000 ha mặt nước để nuôi tôm cá và các loại hải sản khác. Đến nay, Chính phủ đã quyết định cho Bà Rịa – Vũng Tàu thành lập 7 khu công nghiệp Mỹ Xuân A, Mỹ Xuân A mỡ rộng, Mỹ Xuân A2, Mỹ Xuân B1, Phú Mỹ1, Cái Mép và Đông Xuyên với tổng diện tích 2.549 ha, đã khai thác đựơc 559,1 ha.  Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư như hệ thống giao thông thủy bộ, nguồn điện Phú Mỹ, nguồn nước (Hồ Đá Đen, Sông Dinh, Sông Ray với sức chứa khoãng 160 triệu km3).

Khai thác tiềm năng thế mạnh, trong hơn 10 năm qua, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đạt được một số thành tựu sau:

-    Nền kinh tế của tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao, liên tục trong 10 năm,  cấu kinh tế hợp lý.  chuyển  dịch đúng hướng.

-    Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân 15,8% năm, gấp đôi mức tăng bình quân  của cả nước, ngành công nghiệp tăng bình quân 11% năm, dịch vụ tăng 17,9% năm, nông nghiệp tăng 5,3% năm.  Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.  Đây là cơ cấu kinh tế hợp lý được giữ vững trong xuất thời gian qua, riêng ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng 75%-80% trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh.

-    Huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư phát triển của toàn xã hội, đời sông của nhân dân được nâng cao, ổn định sản xuất, đóng góp được nhiều cho ngân sách nhà nước.  Tổng vốn đầu tư trên địa bà trong 10 năm lại đây là 31 nghìn tỷ đồng.  Đặc biệt 2 năm 2001-2002 vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh huy động ở mức cao(năm 2001 trên khoãng 8000 tỹ đồng, năm 2002 trên 13 nghìn tỷ đồng). Hiện nay, Bà Rịa-Vũng Tàu đóng góp 30%-50% vào tổng ngân sách nhà nước;thu nhập GDP bình quân đầu người đạt trên 3000USD/năm.

-    Mục tiêu tổng quát đặt ra của tỉnh là: phấn đấu đến năm 2010, Bà Rịa-Vũng Tàu cơ bản trở thành một trong nhưng trung tâm công nghiệp, dịch vụ và khai thác hải sản của khu vực và cả nước, một thương cảng quốc gia và quốc tế.


Tiềm năng phát triển

1. Trước hết phải nói về tiềm năng dầu khí. Trên thềm lục địa Đông Nam Bộ tỉ lệ các mũi khoan thăm dò, tìm kiếm gặp dầu khí khá cao, tại đây đã phát hiện các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn như: Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông ... Trữ lượng công nghiệp của các mỏ này cho phép khai thác 20 triệu tấn dầu mỗi năm. Khí đồng hành và khí thiên nhiên cũng có trữ lượng lớn (khoảng 300 tỉ m3) cho phép mỗi năm khai thác 6 tỉ m3. Riêng khu vực lòng chảo Côn Sơn đã phát hiện hai mỏ khí thiên nhiên Lan Tây - Lan Đỏ trữ lượng 58 tỉ m3, mỗi năm có thể khai thác 1-3 tỉ m3.

2. Tiềm năng về khai thác và chế biến hải sản là rất lớn. Theo số liệu của ngành Thủy sản, vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu có nguồn lợi rất đa dạng gồm 660 loài cá, 35 loài tôm, 23 loài mực, cho phép mỗi năm khai thác  200.000 tấn. Sản lượng đánh bất năm 2002 là 160.465 tấn hải sản các loại, trong đó hàng chục nghìn tấn có giá trị chế biến để xuất khẩu. Vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu cường độ gió không cao, ít bão, có nhiều cửa lạch cho tàu thuyền neo đậu nên hoạt động khai thác hải sản gặp rất nhiều thuận lợi. Tỉnh còn có 5.700 ha mặt nước có thể phát triển việc nuôi trồng các loài thủy hải sản, trong đó đặc biệt là nuôi tôm - một mặt hàng có giá trị kinh tế cao.

Nghề khai thác kéo theo nghề chế biến hải sản phát triển. Đó là nghề truyền thống với nhiều thành phần kinh tế tham gia ở nhiều qui mô khác nhau. Năm 2002, riêng về hàng hải sản xuất khẩu, tổng khối lượng chế biến là 46.848 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 85 triệu USD. Ngoài ra là một khối lượng rất lớn khoảng 9 triệu lít nước mắm, 20.000 tấn bột cá, 6.000 tấn cá khô phục vụ thị trường nội địa.

3. Tiềm năng về cảng biển là lợi thế vô cùng to lớn của Bà Rịa - Vũng Tàu. Dự trữ công suất cảng biển của Bà Rịa - Vũng Tàu có thể đạt tới 80 triệu tấn hàng hoá luân chuyển mỗi năm. Sông Thị Vải chảy qua tỉnh với chiều dài 25 km, chiều rộng trung bình 600 - 800 mét, sâu từ 10 - 20 mét cho phép xây dựng một hệ thống cảng công suất từ 18 - 21 triệu tấn hàng hóa/năm và tàu trọng tải lớn từ 40-60 nghìn tấn ra vào dễ dàng. Tại đây hiện đã có Cảng Baria - Serese dài 132 mét, công suất 1,2 triệu tấn/năm đang hoạt động. Khu vực Sao Mai - Bến Đình thuộc Thành phố Vũng Tàu có khả năng xây dựng cảng nước sâu cho tàu trọng tải trên 100.000 tấn ra vào được với tổng công suất 50 triệu tấn hàng hóa luân chuyển hàng năm. Côn Đảo có vịnh Bến Đầm rộng trung bình 1,6 km, dài 4 km, sâu từ 6 - 18 mét, kín gió; tại đây đã xây dựng và đưa vào sử dụng Cảng Bến Đầm có chiều dài cầu cảng 336 mét, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 2.000 tấn. Tại Vũng Tàu trên sông Dinh phần chảy qua thành phố dài 10 km hiện đã đầu tư và khai thác một loạt cảng đang khai thác, tàu 10 nghìn tấn ra vào được như Cảng Dịch vụ dầu khí, Cảng cá, Cảng dầu, Cảng thương mại...

4. Bà Rịa - Vũng Tàu là một trung tâm du lịch lớn của cả nước. Tỉnh có khoảng 150 km bờ biển có bãi tấm đẹp, bãi cát dài thoai thoải, nước trong và sạch quanh năm như :Bãi Trước,  Bãi Sau, Bãi Dâu, Bãi Dứa (Vũng Tàu), Long Hải (Long Đất), Hồ Cốc, Hồ Tràm (Xuyên Mộc), và dải bờ biển Côn Đảo. Gắn liền với các bãi tắm biển là các khu rừng nguyên sinh nh Bình Châu - Phước Bửu diện tích 11.293 ha với suối nước khoáng nóng Bình Châu,Vườn Quốc gia Côn Đảo 6.043 ha với hệ động thực vật phong phú. Đặc biệt ở đây có di tích hệ thống nhà tù Côn Đảo. Điều kiện thiên nhiên lý tưởng và hệ thống phong phú các di tích lịch sử cách mạng và văn hóa, các danh lam thắng cảnh là những nguồn tài nguyên du lịch mà Bà Rịa - Vũng Tàu đang khai thác.

5. Do có tiềm năng lớn về dầu khí, cảng biển, có trung tâm điện năng lớn nhất cả nước là Phú Mỹ và nhiều điều kiện thuận lợi khác nên Bà Rịa - Vũng Tàu có khả năng thu hút đầu tư phát triển các khu công nghiệp. Tỉnh đã và đang huy động các nguồn vốn để đầu tư hạ tầng kỹ thuật 7 khu công nghiệp (KCN) đã được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch và cho phép thành lập, bao gồm: KCN Đông Xuyên 160,8 ha, KCN Phú Mỹ (I) 954,4 ha, KCN Mỹ Xuân (A) 122,6 ha, KCN Mỹ Xuân A (mở rộng) 146,6 ha, KCN Mỹ Xuân (Bi) 222,8 ha, KCN Mỹ Xuân (A2) 312,8 ha, KCN Cái Mép 670 ha. Đến nay, tại các KCN này đã có 89 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký gần 3 tỉ USD.

6. Về tài nguyên đất đai, tỉnh có 9 trong tổng số 12 nhóm đất của cả nước, trong đó nhóm đất đỏ bazan có diện tích lớn gần 64.000 ha, bằng 34,3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh và chiếm 9,8% quỹ đất đỏ bazan của toàn vùng miền Đông Nam Bộ. Đất đỏ bazan rất thích hợp với việc trồng các loại cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê, tiêu, điều, và cáy ăn trái Toàn tỉnh có khoảng 19.150 ha cao su, 12.000 ha cà phê, 12.360 ha điều, 2.400 ha tiêu, 7.800 ha cây ăn trái....


Điều kiện tự nhiên - Khí hậu và Vị trí địa lý

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm chia hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây Nam. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27 độ C, tháng thấp nhất khoảng 24,8 độ C, tháng cao nhất khoảng 28,6 độ C. Số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2400 giờ. Lượng mưa trung bình 1500 ẩm. Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng ít có bão.

Vị trí này rất đặc biệt, đây chính là cửa ngõ hướng ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ. Vị trí này cho phép tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế biển như: khai thác dầu khí trên biển, khai thác cảng biển và vận tải biển, khai thác và chế biến hải sản, phát triển du lịch nghỉ dưỡng và tấm biển. Ở vị trí này, Bà Rịa - Vũng Tàu có điều kiện phát triển tất cả các tuyến giao thông đường bộ, đường không, đường thủy, đường sắt và là một địa điểm trung chuyển đi các nơi trong nước và thế giới.

Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1 . 975 , 14 km2. Dân số tại thời điểm điều tra năm 2000 là 821.000 người, mật độ dân số 416 người/km2. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 7 đơn vi hành chính,  gồm: Thành phố Vũng Tàu, Thị xă Bà Rịa, các huyện: Long Điền, Đất Đỏ , Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc và Côn Đảo.


Theo http://sokhdt.baria-vungtau.gov.vn


Các tin khác
Tổng Quan Về Tỉnh An Giang
Tổng quan về Bạc Liêu
Tổng Quan Về Bắc Kạn
Tổng quan về Bắc Giang
Tổng Quan Về Bến Tre
Tổng quan về tỉnh Bình Định
Tổng quan về Bình Phước
Tổng Quan Về Cà Mau
Tổng Quan Về Cao Bằng
Tổng quan về Đà Nẵng
Tổng Quan Về Đắk Lắk
Tổng Quan Về Đồng Nai
Tổng Quan Về Đồng Tháp
Tổng Quan Về Gia Lai
Tổng Quan Về Hậu Giang
Quay trở về    Đầu trang
Góc sản phẩm

BĂNG KEO DÁN THÙNG

Giá Bán
7.800 VNĐ
Giá Gốc
9.000 VNĐ

Bàn ghế inox | ban ghe inox

Giá Bán
5.400.000 VNĐ
Giá Gốc
5.500.000 VNĐ
Thông tin tổng quan
Xem tất cả
Quảng Cáo
Kết nối Facebook