Hotline: 0908 789 326
Dang tin mien phi
Hỗ Trợ 01
Yahoo Messenger!
Hỗ Trợ 02

Đăng ký nhận thông tin mới

Tổng Quan Về Cao Bằng

Tỉnh Cao Bằng nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc. Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Cao Bằng là vùng cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất có độ cao trung bình trên 200m, diện tích tự nhiên 6.724,62Km2, dân số khoảng 520.000 người, với 8 dân tộc anh em sinh sống chủ yếu đó là: Tày, Nùng, Dao, HMông, Việt, Hoa, Sán chỉ và Lô lô. Tỉnh Cao Bằng có 13 đơn vị hành chính gồm: Thị xã Cao Bằng và 12 huyện là Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang, Hà Quảng, Hoà An, Nguyên Bình, Phục Hoà, Quảng Uyên, Thạch An, Thông Nông, Trà Lĩnh và Trùng Khánh.


1. Lợi thế


Vị trí địa lý thuận lợi: Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài 322 km. Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Phía nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Theo chiều Bắc- Nam là 80 km, từ 23007'12" - 22021'21" vĩ bắc (tính từ xã Trọng Con huyện Thạch An đến xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm). Theo chiều đông- tây là 170 km, từ 105016'15" - 106050'25" kinh đông (tính từ xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm đến xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang). Tỉnh Cao Bằng có diện tích đất tự nhiên 6.690,72 km2, là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200m, vùng sát biên có độ cao từ 600- 1.300m so với mặt nước biển. Núi non trùng điệp. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh. Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt: Miền đông có nhiều núi đá, miền tây núi đất xen núi đá, miền tây nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm.

Tài nguyên thiên nhiên: Thiên nhiên ưu đãi cho Cao Bằng nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, có 150 mỏ và điểm quặng với 22 loại khoáng sản như: quặng Sắt, quặng Mangan, quặng Thiếc, Vàng...có trữ lượng khá lớn và chất lượng tốt. Một số cơ sở công nghiệp đã được xây dựng và hoạt động có hiệu quả như: Công ty Khoáng sản và luyện kim, công ty CP sản xuất VLXD, Công ty CP Xi măng...Sản phẩm Găng đúc của Cao Bằng đã giành được Huy chương vàng tại Hội chợ triển lãm " Hàng công nghiệp Việt Nam' năm 2000. Sản phẩm Chè đắng Cao Bằng giành được nhiều Huy chương vàng tại các Hội chợ - Triển lãm, đặc biệt đã được trao giải "Sao vàng đất Việt" năm 2004,...

Tài nguyên du lịch:  Cao Bằng là vùng đất cổ có bề dày lịch sử, văn hoá, có thế mạnh về tiềm năng du lịch với hệ thống di tích lịch sử cách mạng phong phú như: Cụm di tích lịch sử Pác Bó - cội nguồn cách mạng Việt Nam gắn liền với những năm tháng hoạt động cách mạng của lãnh  tụ Hồ Chí Minh vĩ đại như: hang Cốc Bó, lán  Khuổi Nặm, suối Lê-nin, núi Các Mác...; Khu rừng Trần Hưng Đạo, nơi thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng. Bên cạnh đó, Cao Bằng còn được tạo hoá ban tặng cho những tuyệt tác thiên thiên làm say đắm lòng người như động Ngườm Ngao, thác Bản Giốc, làng Tày cổ Khuổi Ky (Trùng Khánh), hồ Thang Hen (Trà Lĩnh), khu du lịch sinh thái Phja Oắc- Phja Đén (Nguyên Bình)...

Dân số: Dân số Cao Bằng hiện có hơn 52 vạn người với nhiều dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 95% với 9 dân tộc chủ yếu (Tày 41,9%, Nùng 32,38%, Mông 8,33%, Dao 4,49%, Kinh 4,61%…). Dân số ở thành thị chiếm 13%, nông thôn 87%; lao động nông lâm nghiệp chiếm gần80%.

2. Cơ sở hạ tầng:

Hệ thống giao thông: Hệ thống giao thông của tỉnh duy nhất là đường bộ. Tỉnh đã hoàn thành đưa vào khai thác các tuyến đường Quốc lộ quan trọng đi qua địa bàn như Quốc lộ 3, quốc lộ 4a. Đang tiếp tục triển khai các dự án như quốc lộ 34, đường Hồ Chí Minh. Hệ thống đường tỉnh gồm 9 tuyến chính và 2 tuyến nhánh hầu hết đạt tiêu chuẩn cấp V miền núi. 100% đường đến trung tâm xã được xây dựng đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn cơ bản đáp ứng được yêu cầu về giao thông trong và ngoài tỉnh.

Hệ thống cấp nước sạch: Tại thị xã Cao Bằng sử dụng nước máy được sử lý qua dây truyền công nghệ của Pháp và theo tiêu chuẩn Pháp. Tại các thị trấn sử dụng hệ thống cấp nước tự chảy. Tỷ lệ dân cư thành thị sử dụng nước sạch đạt 50% vào năm 2010. Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 41 dự án, cụm công trình cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho nhân dân vùng nông thôn đạt 83,2% vào năm 2010.    

Hệ thống cấp điện: Tỉnh sử dụng hệ thống điện lưới Quốc gia chủ yếu từ Bắc Cạn lên. Hiện nay đang đầu tư tiếp đường điện 110 từ tỉnh Hà Giang sang...Đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh có 179/199 xã, phường có điện lưới Quốc gia với 84% số hộ được sử dụng điện.

Hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường: Tại thị xã Cao Bằng và các thị trấn chưa có hệ thống thoát nước thải riêng, chưa có hệ thống thu gom và sử lý nước thải. Hiện nay trên địa bàn tỉnh  đang có 3 dự án ODA đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước, thu gom và sử lý nước thải tại Thị xã Cao Bằng và 2 thị trấn Nước Hai, huyện Hòa An và Thanh Nhật huyện Hạ Lang.

 

3. tiềm năng phát triển

Tiềm năng phát triển nông nghiệp: Là tỉnh nằm trong vùng Trung du miền núi phía Bắc, Cao Bằng có diện tích tự nhiên 6.719,56 km2 , trong đó diện tích đất nông nghiệp là 83.524,19 ha, chiếm 12,40% diện tích đất tự nhiên; có diện tích trồng lúa chiếm 36% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, diện tích trồng ngô chiếm 41,31% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Đất lâm nghiệp 514.891,19 ha, chiếm 76,63%, diện tích rừng sản xuất 234 nghìn ha. Bên cạnh đó, đặc trưng của địa hình Cao Bằng là thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, khí hậu nhiệt đới gió mùa, có vùng ôn đới mát mẻ, có lạnh kèm theo sương mù, nhiệt độ bình quân 19,8-22,20c, tổng lượng mưa bình quân 1.450 mm/năm, có 4 con sông lớn tổng chiều dài chảy qua địa bàn Tỉnh là 321km, tổng lượng nước khoảng 7,44 tỷ m3. Những đặc điểm tự nhiên này đã tạo cho Cao Bằng những lợi thế phát triển nông nghiệp và các loại cây dược liệu quý hiếm khác. Bên cạnh đó, với diện tích đất lâm nghiệp rộng và phong phú, Cao Bằng có thế mạnh phát triển rừng để lấy gỗ, lâm sản ngoài gỗ;

Tiềm năng Khoáng sản ở Cao Bằng: Cao Bằng là một tỉnh miền núi, xa các trung tâm kinh tế nhưng Cao Bằng có nguồn tài nguyên khoáng sảt rất đa dạng và phong phú thuận lợi cho các ngành công nghiệp phát triển, đi đầu là ngành khai thác và chế biến khoáng sản. Với 142 mỏ và điểm quặng với 22 loại khoáng sản khác nhau, trong đó có những mỏ quy mô lớn tập trung nhiều ở các huyện Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Hạ Lang…với trữ lượng và chất lượng tốt như: Quặng Sắt có trữ lượng 50-60 triệu tấn, Mangan 6-7 triệu tấn, Bauxit (Nhôm) khoảng 200 triệu tấn, ngoài ra còn có Vàng và Thiếc…Với tiềm năng Khoáng sản sẵn có của địa phương, tỉnh đã có các chính sách khuyến khích thu hút các nhà đầu tư đến khai thác và chế biến khoáng sản.

Tiềm năng phát triển thương mại - dịch vụ: Hệ thống dịch vụ được mở rộng, lưu thông hàng hóa thuận lợi. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bản lẻ xã hội tăng trưởng 22,5%/năm. Tỷ trọng thương mại – Dịch vụ trong cơ cấu kinh tế chiếm 45,6%. Với 332 Km đường biên giới và các cửa khẩu Tà Lùng, Trà Lĩnh, Sóc Giang cùng các chợ Biên giới, nhân dân Cao Bằng đang phát huy những tiềm năng, lợi thế để phát triển Thương mại và dịch vụ du lịch.

 

4. Tình hình thu hút Đầu tư

Tình hình phát triển Khu công nghiệp và Khu kinh tế

+  Khu Công nghiệp Đề Thám, tỉnh Cao Bằng được thành lập theo quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ với diện tích 92,21ha. Dự án kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đề Thám được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1808/QĐ-UBND ngày 28/9/2007 với tổng vốn đầu tư 214.398 triệu đồng. Hiện nay Khu công nghiệp đang triển khai san gạt mặt bằng giai đoạn 1 được khoảng 50% diện tích khu.

+ Cụm công nghiệp Miền Đông I – Thị trấn Tà Lùng có diện tích 86ha. Dự án đầu tư xây dựng cụm Công nghiệp Miền đông I – Thị trấn Tà Lùng đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Hiện nay tỉnh đang kêu gọi các nhà đầu tư hợp tác với tỉnh để đầu tư xây dựng dự án Dự án kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đề Thám và dự án Cụm công nghiệp Miền Đông I – Thị trấn Tà Lùng.

+ Khu kinh tế cửa khẩu ( KKTCK) Cao Bằng được thành lập tại Quyết định số 83/2002/QĐ-TTg ngày 26/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng chính sách đối với khu KTCK biên giới tỉnh Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng đã thành lập 3 khu KTCK: Khu KTCK Tà Lùng, Khu KTCK Trà Lĩnh và Khu KTCK Sóc Giang.

Khu KTCK Tà Lùng gồm Thị trấn Tà Lùng và xã Hoà Thuận thuộc huyện Phục Hoà, khu KTCK Trà Lĩnh gồm toàn bộ thị trấn Hùng Quốc, huyện Trà Lĩnh, khu KTCK Sóc Giang gồm toàn bộ xã Sóc Hà huyện Hà Quảng. Các khu KTCK của tỉnh Cao Bằng  được áp dụng thí điểm tại quyết định số 171/1998/QĐ-TTg ngày 9/9/1998 và quyết định số 53/2001/QĐ-TTG ngày 19/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chính sách đối  với khu KTCK biên giới. Tỉnh Cao Bằng đã xây dựng mục tiêu phát triển kinh tế cửa khẩu giai đoạn 2006-2010 là: Xây dựng khu KTCK Tà Lùng thành cửa khẩu Quốc tế; cửa khẩu Trà Lĩnh và cửa khẩu Sóc Giang thành cửa khẩu chính.

Thực hiện Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ tỉnh Cao Bằng đã trình và được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Cao Bằng tại Quyết định số 1753/QĐ-TTg ngày 21/9/2010 trên cơ sở hợp nhất BQL khu KTCK Sóc Giang, huyện Hà Quảng, BQL khu KTCK Trà Lĩnh huyện Trà Lĩnh và BQL Khu KTCK Tà Lùng huyện Phục Hòa thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với các khu công nghiệp và khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Tình hình thu hút đầu tư của địa phương 

Để phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương, tăng nguồn lực cho đầu tư phát triển, trong các năm qua tỉnh Cao Bằng đã tổ chức thành công hai hội nghị Xúc tiên đầu tư vào tỉnh, đến nay kết quả đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đã đến đầu tư vào Cao Bằng, cụ thể đã có 114 dự án đã được cấp giầy CNĐT, với tổng số vốn đăng ký đầu tư 25.107,908 tỷ đồng và 41,044 triệu USD, trong đó có 101 dự án  đầu tư vốn trong nước, với tổng số vốn 24.451,265 tỷ đồng, 13 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư 41,044 triệu USD. Các dự án đầu tư đã  tập trung  vào các lĩnh vực thủy điện, khai thác chế biến khoáng sản, trồng rừng...  Đến nay đã có 23 dự án đầu tư đã hoàn thành đưa vào  sử dụng gồm: 01 dự án thủy điện; 12 dự án chế biến khoáng sản; 06 dự án nông, lâm nghiệp; 02 dự án sản xuất vật liệu xây dựng; 02 dự án lĩnh vực thương mại. Kết quả việc thu hút đầu tư trong thời gian qua đã góp phần đưa tổng mức vốn đầu tư toàn xã hội  lên 14.000 tỷ đồng, gấp 3,5 lần giai đoạn 2000-2005.


Theo http://ipcn.mpi.gov.vn/news/detail/tabid/75/newsid/50135/language/vi-VN/Default.aspx?seo=TONG-QUAN-VE-CAO-BA%CC%80NG


Các tin khác
Tổng Quan Về Tỉnh An Giang
Tổng quan về Bạc Liêu
Tổng Quan Về Bắc Kạn
Tổng quan về Bắc Giang
Tổng Quan Về Bến Tre
Tổng quan về tỉnh Bình Định
Tổng quan về Bình Phước
Tổng Quan Về Cà Mau
Tổng quan về Đà Nẵng
Tổng Quan Về Đắk Lắk
Tổng Quan Về Đồng Nai
Tổng Quan Về Đồng Tháp
Tổng Quan Về Gia Lai
Tổng Quan Về Hậu Giang
Tổng Quan Về Khánh Hòa
Quay trở về    Đầu trang
Góc sản phẩm

két sắt ket sat - HS1700C

Giá Bán
34.800.000 VNĐ
Giá Gốc
34.800.000 VNĐ

Palang xích điện LK

Giá Bán
VNĐ
Giá Gốc
VNĐ
Thông tin tổng quan
Xem tất cả
Quảng Cáo
Kết nối Facebook