Hotline: 0908 789 326
Dang tin mien phi
Hỗ Trợ 01
Yahoo Messenger!
Hỗ Trợ 02

Đăng ký nhận thông tin mới

Tổng Quan Về Thái Nguyên


1. Vị trí địa lý,đặc điểm tự nhiên xã hội tỉnh Thái Nguyên.

1.1. Vị trí địa lý

Thái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du – Miền núi Bắc bộ, phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội, Phía bắc giáp Bắc Kạn, phía đông giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, phía tây giáp các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3526,2 km2.Tọa độ địa lý nằm 20020’ đến 22025’ vĩ độ Bắc; 105025’ đến 106016’ kinh độ Đông.

 

1.2. Địa giới hành chính

Đại Nam nhất thống chí (tập IV, quyển XX) có ghi vào năm Minh Mạng thứ 12 (1831) , trấn Thái Nguyên chính thức đổi thành tỉnh Thái Nguyên. Ngày 21-4-1965, Thái Nguyên cùng với Bắc Kạn hợp nhất thành tỉnh Bắc Thái. Ngày 6-11-1996, Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 đã phê chuẩn việc tách tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Thái Nguyên ngày nay có 1 thành phố là Thái Nguyên, 1 thị xã là Sông Công, 7 huyện là: Định Hoá, Phú Lương, Võ Nhai, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên.

1.3. Đặc điểm tự nhiên

*Khí hậu:

Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai Bắc bán cầu, nên khí hậu của tỉnh Thái Nguyên mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vào mùa nóng (mưa nhiều) từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình khoảng 23-280C và lượng mưa trong mùa này chiếm tới 90% lượng mưa cả năm. Mùa đông có khí hậu lạnh (mưa ít) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mặt khác do có sự khác biệt rõ nét ở độ cao và địa hình, địa thế nên trên  địa bàn Thái Nguyên hình thành các cụm tiểu vùng khí hậu khác nhau. Sự đa dạng về khí hậu của Thái Nguyên đã tạo nên sự đa dạng sinh học cho mảnh đất này.

*Điều kiện địa hình

Là một tỉnh miền núi, Thái Nguyên có độ cao trung bình so với mặt biển khoảng 200 – 300m, thấp dần từ Bắc xuốngNamvà từ Tây sang Đông. Tỉnh Thái Nguyên được bao bọc bởi các dãy núi cao Bắc Sơn, Ngân Sơn và Tam Đảo. Đỉnh cao nhất thuộc dãy Tam Đảo có độ cao 1592m. - Về kiểu địa hình, đại mạo được chia thành 3 vùng rõ rệt: + Vùng địa hình vùng núi: Bao gồm nhiều dẫy núi cao ở phía Bắc chạy theo hướng Bắc –Namvà Tây Bắc – ĐôngNam. Các dãy núi kéo dài theo hướng Tây Bắc – ĐôngNam. Vùng này tập trung ở các huyện Đại Từ, Định Hóa và một phần của huyện Phú Lương. Đây là vùng có địa hình cao chia cắt phức tạp do quá trình castơ phát triển mạnh, có độ cao từ 500 -1000m, độ dốc thường từ 25-35 độ. + Vùng địa hình đồi cao, núi thấp: là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao phía Bắc và vùng đồi gò đồng bằng phía Nam, chạy dọc theo sông Cầu và đường quốc lộ 3 thuộc huyện Đồng Hỷ, Nam Đại Từ và Nam Phú Lương. Địa hình gồm các dãy núi thấp đan chéo với các dải đồi cao tạo thành các bậc thềm lớn và nhiều thung lũng. Độ cao trung bình từ 100-300m, độ dốc thường từ 15-25 độ. + Vùng địa hình nhiều ruộng ít đồi: Bao gồm vùng đồi thấp và đồng bằng phíaNamtỉnh. Địa hình tương đối bằng, xen giữa các đồi bát úp dốc thoải là các khu đất bằng. Vùng này tập trung ở các huyện Phú Bình, Phổ Yên, thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên và một phần phía Nam huyện Đồng Hỷ, Phú Lương. Độ cao trung bình từ 30-50m, độ dốc thường <10 độ.

*Tài nguyên khoáng sản:

Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc – Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú về chủng loại và trữ lượng, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa đối với cả nước như mỏ sắt, mỏ than (đặc biệt là than mỡ). – Than mỡ: Trữ lượng tiềm năng khoảng trên 15 triệu tấn, chất lượng tương đối tốt, trong đó trữ lượng tìm kiếm thăm dò khoảng 8,5 triệu tấn. Than đá: trữ lượng tìm kiếm và thăm dò khoảng trên 90 triệu tấn, phân bố tập trung ở mỏ Khánh Hòa, Núi Hồng, Cao Ngạn. - Sắt: Hiện đã phát hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 47 mỏ và điểm quặng, trữ lượng trên 50 triệu tấn. - Đất sét: Sét xi măng có trữ lượng khá lớn (khoảng 84,6 triệu tấn) phân bố ở Cúc Đường,KheMe. - Đá vôi xây dựng: Trữ lượng khá lớn (khoảng 10 tỷ tấn). Tập trung ở khu núi Voi, La Giàng, La Hiên khoảng 222 triệu tấn.

*Tài nguyên đất: 

Kết quả tổng hợp trên bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000 của tỉnh cho thấy  đất đai của Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi (chiếm đến 85,8% tổng diện tích tự nhiên). Do sự chi phối của địa hình và khí hậu đất đồi núi của tỉnh bị phong hóa nhanh, mạnh, triệt để, đồng thời cũng đã bị thoái hóa, rửa trôi, xói mòn mạnh một khi mất cân bằng sinh thái. Do tính đa dạng của nền địa chất và địa hình đã tạo ra  nhiều loại đất có các đặc điểm đặc trưng khác nhau. Dưới đây là một số loại đất chính của tỉnh: - Đất phù sa: Diện tích 19.448 ha, chiếm 5,49% diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố tập trung chủ yếu dọc Sông Cầu, Sông Công và các sông suối trên địa bàn tỉnh, trong đó có 3.961 ha đất phù sa được bồi hằng năm ven sông thuộc huyện Phổ Yên, Đồng Hỷ, thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên. Đất phù sa của tỉnh thường có thành phần cơ giới trung bình, đất ít chua, hàm lượng dinh dưỡng khá, rất thích hợp cho phát triển các loại cây trồng nông nghiệp, đặc biệt là cây trồng ngắn ngày (lúa, ngô, đậu đỗ, rau mầu). - Đất bạc màu: Diện tích chỉ có 4.331 ha, chiếm 1,22% diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố ở các huyện phía nam tỉnh. Đất bằng hiện đã được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. - Đất dốc tụ: diện tích 18.411 ha, chiếm 5,20% diện tích tự nhiên. Loại đất này được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và lắng đọng của tất cả các loại đất ở các chân sườn thoải mái hoặc khe dốc, nên thường có độ phì khác nhau và phân tán trên địa bàn các huyện trong tỉnh. Đây là loại đất rất thích hợp với trồng ngô, đậu đỗ và các loại cây công nghiệp ngắn ngày. - Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: diện tích 4.380 ha, chiếm 1,24 % diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố phân tán ở hầu khắp các thung lũng trên địa bàn các huyện trong tỉnh, hiện đã được sử dụng trồng lúa và một số cây trồng ngắn ngày khác. - Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét: diện tích 136.880 ha, chiếm 38,65% diện tích tự nhiên, đây là loại đất có diện tích lớn nhất. Phân bố tập trung thành các vùng lớn thuộc các huyện Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ, Định Hóa. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, cấu trúc dạng cục, ngập nước lâu ngày sẽ có quá trình glây hóa mạnh. Trên loại đất này có khoảng 48,5% diện tích có độ dốc từ 8-250, rất thích hợp với phát triển cây chè, cây ăn quả.

*Tài nguyên nước mặt:

Thái Nguyên là một tỉnh có mạng lưới sông suối khá dầy đặc và  phân bố tương đối đều. Gồm các sông lớn là: - Sông Cầu: Sông Cầu là sông lớn nhất tỉnh có lưu vực 3.480 km2. Sông này bắt nguồn từ Chợ Đồn (Bắc Cạn) chảy theo hướng Bắc Đông Nam qua Phú Lương, Đồng Hỷ, Phú Bình gặp Sông Công tại Phù Lôi huyện Phổ Yên. Chiều dài sông chảy qua địa bàn Thái Nguyên khoảng 110km. Lượng nước bình quân năm khoảng 2,28 tỷ mnước/năm. Trên sông này hiện đã xây dựng hệ thống thủy nông Sông Cầu (trong đó có đập Thác Huống) tưới cho 24.000 ha lúa 2 vụ của huyện Phú Bình (Thái Nguyên) và Hiệp Hòa, Tân Yên (Bắc Gang). Theo số liệu quan trắc tại Thác Bưởi huyện Phú Lương, lưu lượng nước trung bình của sông này là 51,4 m3/s, lưu lượng nhỏ nhất (tháng 2) là 11,3 m3/s và lưu lượng lớn nhất (tháng 8) là 128/m3/s. - Sông Công: có lưu vực 951km2 bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hóa chạy dọc chân núi Tam Đảo, nằm trong vùng có lượng mưa lớn nhất trong tỉnh. Dòng sông đã được ngăn lại ở Đại Từ thành hồ Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25 km2, chứa khoảng 175 triệu mnước, điều hòa dòng chảy và có khả năng tưới tiêu cho khoảng 12.000ha lúa 2 vụ, màu, cây công nghiệp cho các xã phía Đông nam huyện Đại Từ, thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên và cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công. - Sông Dong: Sông này chảy trên địa phận huyện Võ Nhai chảy về Bắc Giang. Lưu lượng nước vào mùa mưa 11,1m3/s và lưu lượng mùa kiệt là: 0,8m3/s. Tổng lượng nước đến trong mùa mưa là: 147 triệu m3 và trong mùa khô là 6,2 triệu m3. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn nhiều sông nhỏ khác phân bố đều khắp và một số hồ chứa tương đối lớn tạo ra nguồn nước mặt khá phong phú, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt cho  nhân dân trong tỉnh.

*Tài nguyên du lịch

Thái Nguyên có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, về mặt tự nhiên có một số thắng cảnh tiêu biểu: - Thắng cảnh Hồ Núi Cốc cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 15 km về hướng tây nam. Núi Cốc trải nhựa phẳng phiu, uốn lượn là tới khu du lịch Núi Cốc. Hồ nằm giữa một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú, sơn thuỷ hữu tình. Nơi đây đã nổi tiếng bởi nét đẹp thiên tạo từ bao năm. Núi Cốc tên gọi một vùng đất, vùng hồ nên thơ, lung linh sắc màu huyền thoại của câu chuyện tình thủy chung trong truyền thuyết gắn với nàng Công – chàng Cốc Hồ Núi Cốc là hồ nhân tạo, chắn ngang dòng Sông Công, nằm trên địa phận huyện Đại Từ, ở trên lưng chừng núi. hồ được khởi công xây dựng năm 1993, hoàn thành vào năm 1994. hồ gồm một đập chính dài 480m và 6 đập phụ. diện tích mặt hồ rộng 25 km2. Trên mặt hồ rộng mênh mông có tới hơn 89 hòn đảo, lòng hồ sâu 23m, dung tích nước hồ là 175 triệu m3. Hồ có khả năng khai thác từ 600 – 800 tấn cá/ năm. Hồ Núi Cốc là danh thắng và là nơi nghỉ mát lý tưởng. - Di tích hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà thuộc xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, cách thành phố Thái Nguyên 42 km về phía đông bắc. Đây là một quần thể thắng cảnh đẹp của tỉnh Thái Nguyên bởi phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hang động đẹp, nhiều dáng vẻ kì thú. Nơi đây có thác nước, dòng suối trong xanh, mùa hạ khí hậu ôn hoà, mát mẻ. Di tích danh thắng phượng hoàng, suối nước và bến tắm hang mỏ gà được nhà nước xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1994.

1.4 Đặc điểm xã hội

Theo số liệu thống kê năm 2009 toàn tỉnh có 1.127.430 người, sinh sống trên địa bàn: 144 xã, 23 phường, 15 thị trấn thuộc 9 đơn vị hành chính gồm: 2 thành phố, thị xã là Thành phố Thái Nguyên và Thị xã Sông Công; 2 huyện không thuộc huyện miền núi là Phổ Yên, Phú Bình và 5 huyện thuộc miền núi là: Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Đồng Hỷ và Đại Từ.

Địa bàn có nhiều đơn vị hành chính và dân số trung bình đông là Thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ, huyện Phú Bình, huyện Phổ Yên. -       Địa bàn có mật độ dân số thấp là huyện Võ Nhai, huyện Định Hóa, huyện Đồng Hỷ. -       Địa bàn có tỷ lệ dân số nông nghiệp cao là: huyện Đại Từ chuyến 95,2% lao động xã hội; Võ Nhai 94,5%; Phú Bình 94,4%; Phú Lương 92,9%; Phổ Yên 91,4%. -       Toàn tỉnh dân cư nông thôn hiện có 838.574 người chiếm 74,38% và lao động nông nghiệp 454.840 người chiếm 40,34% lao động toàn xã hội.

Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giao dục y tế của ViệtNamnói chung, của vùng trung du miền Đông Bắc nói riêng. Đây là một trong những vùng chè nổi tiếng của cả nước, một trung tâm công nghiệp gang thép của phía bắc, cửa ngõ giao lưu kinh tế – xã hội giữa trung du miền núi với đồng bằng Bắc Bộ. Sự giao lưu được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ. đường sắt, đường sông hình dẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút.

Thái Nguyên là nơi tụ hội các nên văn hoá dân tộc, đầu mối của các hoạt động văn hoá, giáo dục của vùng núi phía Bắc rộng lớn. Với 6 trường Đại Học, trên 20 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật. Thái Nguyên xứng đáng là trung tâm văn hóa, nghiên cứu khoa học và giáo dục – đào tạo của các tỉnh miền núi phía Bắc Vị trí địa lý của tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh, thành phố trong vùng, trong cả nước cũng như với nước ngoài trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế.



                                                                   DANH BẠ DOANH NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN


Các tin khác
Tổng Quan Về Tỉnh An Giang
Tổng quan về Bạc Liêu
Tổng Quan Về Bắc Kạn
Tổng quan về Bắc Giang
Tổng Quan Về Bến Tre
Tổng quan về tỉnh Bình Định
Tổng quan về Bình Phước
Tổng Quan Về Cà Mau
Tổng Quan Về Cao Bằng
Tổng quan về Đà Nẵng
Tổng Quan Về Đắk Lắk
Tổng Quan Về Đồng Nai
Tổng Quan Về Đồng Tháp
Tổng Quan Về Gia Lai
Tổng Quan Về Hậu Giang
Quay trở về    Đầu trang
Góc sản phẩm

Két sắt Hàn Quốc HANMI SAFE - HS-37E

Giá Bán
4.100.000 VNĐ
Giá Gốc
4.100.000 VNĐ

Sữa Tắm SheNa nhập khẩu

Giá Bán
145.000 VNĐ
Giá Gốc
145.000 VNĐ
Thông tin tổng quan
Xem tất cả
Quảng Cáo
Kết nối Facebook