- Ảnh - Vật tư ngành ảnh
- Phần mềm - thiết kế website
- Bảo Hộ Lao Động
- Bao bì - In Ấn - Tạo mẫu
- Công nghệ thông tin
- Cơ khí
- Da - Giầy
- Điện - Điện tử
- Du học - Dạy nghề
- Dệt may - Nguyên phụ liệu may mặc
- Thời trang - Đồng phục
- Khách sạn - Nhà hàng
- Dịch vụ Du lịch
- Thủ công mỹ nghệ
- Gốm sứ
- Quà tặng - Đồ lưu niệm
- Địa ốc - Bất động sản
- Giám định hàng hóa & Dịch vụ tư vấn
- Hóa chất - Nhiên liệu
- Hàng tiêu dùng - Gia dụng
- Máy móc - Thiết bị
- Mỹ phẩm - Thẩm mỹ viện
- Xử lý & Vệ sinh mội trường
- Nông, Lâm, Ngư Nghiệp
- Ô Tô - Xe máy
- Rượu bia - Nước giải khát
- Thủy hải sản
- Thực phẩm chế biến
- Tài chính - Ngân hàng - Bảo Hiểm
- Triển lãm - Quảng cáo
- Vận tải - Giao nhận hàng hóa
- Viễn thông - Bưu chính
- Vàng bạc - Trang sức
- Văn phòng - Văn hóa phẩm
- XD - Vật liệu XD
- Nội - Ngoại thất
- Y tế - Dược phẩm - Thiết bị
- Vệ Sinh - Chăm sóc Mẹ & Bé
- Các ngành nghề khác
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Việt Nam, có Khu kinh tế Dung Quất mà "trái tim" là nhà máy lọc dầu và các dự án công nghiệp nặng có quy mô hàng đầu đất nước.
Các nhà đầu tư sẽ được đáp ứng tốt từ các dịch vụ: Thủ tục hành chính "một cửa", hải quan, bưu điện, ngân hàng, kho bãi và các nhu cầu về y tế, giải trí, giáo dục, đi lại... đang từng bước hoàn thiện.
Đặc biệt, nguồn cung cấp lao động tại địa phương và các vùng phụ cận dồi dào, có trình độ đáp ứng công việc theo yêu cầu của Quý nhà đầu tư.
Giá thuê đất đặc biệt ưu đãi, thời hạn thuê đất đến năm 2047.
Các chính sách ưu đãi sẽ đảm bảo ổn định lâu dài, nếu có thay sẽ luôn vượt trội.
Khu kinh tế Dung Quất
1. Diện tích: - Khoảng 10.300 ha đất thuộc tỉnh Quảng Ngãi bao gồm các xã Bình Chánh, Bình Thạnh, Bình Đông, Bình Thuận, Bình Trị, Bình Hải và một phần diện tích đất của các xã Bình Phước, Bình Hoà và Bình Phú của huyện Bình Sơn.
- Dự kiến đến năm 2020 mở rộng Khu kinh tế Dung Quất với tổng diện tích trên 20.000 ha.
2. Vị trí:
- Khu kinh tế Dung Quất nằm trên địa bàn huyện Bình Sơn - tỉnh Quảng Ngãi.
+ Cách Thủ đô Hà Nội 880km về hướng Nam;
+ Cách thành phố Hồ Chí Minh 870km về hướng Bắc;
+ Cách thành phố Đà Nẵng 100km và nằm kề với sân bay Chu Lai (tỉnh Quảng Nam).
Dung Quất nằm ở một vị trí địa lý thuận lợi về giao thông đường bộ, hàng hải cũng như hàng không. Nằm bên Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc - Nam, Quốc lộ 24 nối với các tỉnh Tây Nguyên và các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông (một trong 5 tuyến đường ngang của hệ thống đường xuyên Á chạy qua Việt Nam: tuyến Dung Quất - Ngọc Hồi - Paksé - Upon);
Có cảng nước sâu Dung Quất, cách tuyến nội hải 30 km và cách tuyến hàng hải quốc tế 90 km. Về mặt địa lý, Dung Quất có thể được xem là vị trí trung tâm điểm của Việt Nam và của Đông Nam Á.
3. Mục tiêu phát triển chủ yếu của KKT Dung Quất: - Xây dựng và phát triển KKT Dung Quất để trở thành khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là phát triển công nghiệp lọc dầu - hoá dầu - hoá chất, các ngành công nghiệp có quy mô lớn bao gồm: công nghiệp cơ khí, đóng và sửa chữa tàu biển, luyện cán thép, sản xuất xi măng, sản xuất container và các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến và xuất khẩu; gắn với việc phát triển và khai thác có hiệu quả cảng biển nước sâu Dung Quất, sân bay quốc tế Chu Lai và đô thị công nghiệp - dịch vụ Vạn Tường, đô thị Dốc Sỏi. - Dầu tư xây dựng và phát triển KKT Dung Quất để sau năm 2010, Khu kinh tế này từng bước trở thành hạt nhân tăng trưởng, trung tâm đô thị - công nghiệp - dịch vụ của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và làm động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá khu vực miền Trung và cả nước; là một đầu mối giao lưu quốc tế quan trọng, góp phần mở rộng thị trường khu vực miền Trung và Tây Nguyên và trở thành cầu nối với thị trường Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan. 4. Bản đồ quy hoạch. - Bản đồ quy hoạch chung Khu kinh tế Dung Quất. - Bản đồ quy hoạch chi tiết Khu công nghiệp phía Đông Dung Quất. - Bản đồ quy hoạch chi tiết Khu công nghiệp phía Tây Dung Quất. - Bản đồ quy hoạch chung thành phố Vạn Tường.
Khu công nghiệp Quảng Phú
Diện tích: 138 ha Vị trí: phường Quảng Phú, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Các ngành sản xuất chính: Chế biến các loại nông, lâm, hải sản, các sản phẩm sau đường, bao bì, nhựa, dệt may và sản xuất các loại sản phẩm ít gây ô nhiễm môi trường phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Khu công nghiệp Tịnh Phong
Diện tích: 141,72 ha Vị trí: xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Các ngành sản xuất chính: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, lắp ráp cơ khí, thiết bị vận tải, hàng tiêu dùng và các nhà máy sản xuất bao bì sản xuất hàng xuất khẩu...
Khu công nghiệp Phổ Phong
Diện tích: 140 ha.
Vị trí: xã Phổ Phong và một phần đất của xã Phổ Nhơn, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Các ngành sản xuất chính: công nghiệp chế biến nông lâm sản, một số ngành công nghiệp sau đường, công nghiệp cao su, chế biến gỗ..ngoài ra có thể bố trí một số ngành công nghiệp khác để tăng tính đa dạng.
Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - làng nghề
Thực hiện mục tiêu hình thành và phát triển các cụm kinh tế công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp của tỉnh, từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế- kỹ thuật thiết yếu, sử dụng tối đa hiện trạng, đầu tư bổ sung, xây dựng mới các cụm công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN), từ năm 2003 đến năm 2005 tỉnh đã triển khai lập quy hoạch chi tiết cho 13 Cụm CN và 03 điểm công nghiệp với tổng diện tích là 171,3ha.
Các Cụm CN đã đầu tư phát triển phát triển và đã có những kết quả ban đầu là Cụm CN Sa Huỳnh, Cụm CN Tịnh Ấn Tây, Cụm CN Bình Nguyên.
Theo chủ trương của tỉnh, các huyện, thành phố chủ động triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng và kêu gọi đầu tư vào các cụm công nghiệp- làng nghề. Tỉnh sẽ hỗ trợ 40% mức đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở các cụm CN- làng nghề hoạt động có hiệu quả. Dự kiến đến năm 2010, các huyện, thành phố trong tỉnh có từ 01 đến 02 Cụm CN-TTCN - làng nghề được đầu tư hạ tầng và thu hút các nhà đầu tư vào hoạt động với tổng diện tích sử dụng khoảng hơn 100 ha và giải quyết việc làm cho khoảng 20.000 lao động. Cụ thể:
Huyện Đức Phổ
Quy hoạch đến năm 2010 có 03 Cụm CN-TTCN là Sa Huỳnh (05 ha), Phổ Phong (10 ha), Gò Hội (05 ha), với các ngành nghề chủ yếu như: đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, dịch vụ nghề cá, dịch vụ du lịch, chế biến thủy hải sản, chế biến thực phẩm, chế biến nông- lâm sản, sản xuất đường và các sản phẩm sau đường, sàn xuất vật liệu xây dựng, cơ khí gia công, chế biến kim loại, làng nghề chế biến nước mắm, hải sản khô,…
Hiện nay, Cụm CN Sa Huỳnh đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng với tổng vốn đầu tư khoảng 01 tỷ đồng và đang có 04 doanh nghiệp đăng ký đầu tư là HTX Viễn Đông, Công ty TNHH Minh Ánh, Công ty Cổ phần chế biến thủy sản Hoài Nhơn, Xí nghiệp chế biến gỗ lâm sản xuất khẩu Điền Phong; Cụm CN Phổ Phong đã thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng và san lấp với diện tích khoảng 03 ha và hiện có 04 doanh nghiệp đầu tư là Công ty Cổ phần cơ khí An Ngãi (đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp với tổng vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng), xí nghiệp quê hương (sản xuất cơ khí và sữa chữa ô tô), xí nghiệp Hải Hưng (sản xuất gỗ và sơ chế nguyên liệu giấy), lâm trường Ba Tơ (sản xuất ván ép xuất khẩu).
Huyện Tư Nghĩa
Định hướng đến năm 2010, Tư Nghĩa sẽ trở thành 1 huyện có công nghiệp chế biến gỗ và ván nhân tạo MDF, đồ mộc dân dụng xuất khẩu, sản xuất thức ăn gia súc, chế biến nông, hải sản, thực phẩm, rau quả, nấm, may mặc và sản xuất vật liệu xây dựng, gạch terazo. Các ngành nghề này được tập trung chủ yếu vào cụm CN-TTCN La Hà và điểm công nghiệp Cổ Lũy, An Đại và Cụm CN Gò Su.
Ngoài ra, ở Cổ Lũy có thể hình thành thêm các điểm công nghiệp mới phục vụ nghề cá, riêng khu vực Nghĩa Thuận có thể hình thành cụm công nghiệp du lịch- dịch vụ, trong đó phần công nghiệp chủ yếu là khai thác, sản xuất và tinh lọc nước khoáng.
Hiện nay, tại Cụm CN La Hà đã thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp nền khoảng 12 ha và xây dựng cơ sở hạ tầng với tổng vốn đầu tư khoảng trên 4 tỷ đồng. Đến nay, có 09 doanh nghiệp đăng ký đầu tư vào Cụm CN này với tổng vốn đăng ký là 60,2 tỷ đồng, sử dụng 742 lao động.
Huyện Nghĩa Hành
Mở rộng Cụm CN Đồng Dinh, quy hoạch đến năm 2010 là 30 ha, chủ yếu phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, tơ tằm, gỗ tinh chế và dệt. Ngoài ra đến năn 2010 sẽ hình thành thêm cụm CN núi đá Hai tại xã Hành Phước với quy mô 05 ha.
Hiện đã có 13 doanh nghiệp đăng ký đầu tư vào Cụm CN Đồng Dinh, một số doanh nghiệp đã được huyện tạm giao địa điểm, gồm các doanh nghiệp gia công chế biến gỗ xuất khẩu, gia công cơ khí, chế biến thực phẩm và chế biến thức ăn gia súc với tổng vốn đăng ký gần 18,3 tỷ đồng, dự kiến tạo việc làm cho gần 300 lao động. Mặt bằng và xây dựng cơ bản của Cụm CN cơ bản đã được hoàn thiện.
Huyện Bình Sơn
Đến năm 2010 sẽ có 04 cụm CN được đầu tư, trong dó ưu tiên tập trung đầu tư Cụm CN Bình Nguyên (diện tích quy hoạch chi tiết được duyệt là 20 ha), ngành nghề chủ yếu là may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí. Hiện tại, 05 doanh nghiệp được huyện chấp thuận đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 97 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 1.250 lao động, gồm Nhà máy gạch Tuynel Bình Nguyên (thuộc Công ty Cổ phần Xây lắp và cơ khí An Ngãi) đang hoạt động sản xuất kinh doanh và các Công ty TNHH Hoàng Phượng; Nhà máy may công nghiệp; Công ty TNHH Hứa Nguyên; Công ty TNHH Thành Ý xây dựng nhà máy chế biến gỗ, sản xuất hàng gỗ gia dụng; DNTN Tài Lộc sản xuất tăm, đũa tre đang xúc tiến lập dự án đầu tư.
Huyện Mộ Đức
Các ngành công nghiệp dự báo sẽ tăng trưởng nhanh ở Mộ Đức là Công nghiệp chế biến gỗ, đồ mộc dân dụng xuất khẩu, đồ gỗ tinh chế, công nghiệp chế biến nông, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, gia công, chế biến kim loại, cơ khí sửa chữa tàu thuyền. Đặc biệt, công nghiệp chế biến thuỷ sản và dịch vụ thuỷ sản được chọn làm khâu đột phá của huyện giai đoạn 2006- 2010.
Dự kiến đến năm 2010, tổng diện tích phát triển CN-TTCN trên địa bàn huyện khoảng 50 ha, cụm CN Quán Lát đang được huy động đầu tư xây dựng với tổng diện tích khoảng 6ha và hiện đang có 02 doanh nghiệp sản xuất- kinh doanh gỗ nội địa và xuất khẩu được huyện chấp thuận cho đầu tư vào cụm Cn với tổng vốn đăng ký là 13,6 tỷ đồng, trong đó 01 doanh nghiệp đang hoạt động. Song song với việc hoàn thiện cụm CN Quán Lát, sẽ hình thành 2 cụm N mới là Thạch Trụ và cụm CN phía Tây thị trấn Mộ Đức.
Huyện Sơn Tịnh
Đến năm 2010, Sơn Tịnh sẽ là một trung tâm chế biến và sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất cơ khí và chế biến nông, lâm, thủy sản, mây tre đan lớn của tỉnh, tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp Tịnh Phong nhằm đáp ứng nhu cầu là một khu vệ tinh cho khu kinh tế Dung Quất. Hiện nay, đã có 11 doanh nghiệp đầu tư vào cụm CN Tịnh Ấn Tây và Điểm công nghiệp- làng nghề thị trấn SƠn Tịnh với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 51 tỷ đồng, thu hút khoảng 985 lao động. Trong đó 04 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh, 03 doanh nghiệp đang triển khai xây dựng nhà xưởng sản xuất, công trình phụ trợ, 04 doanh nghiệp đang lập thủ tục đầu tư.
Huyện Lý Sơn
Giai đoạn 2006- 2010 sẽ phát triển mạnh công nghiệp dịch vụ hậu cần nghề cá, chế biến hải sản, sản xuất và phân phối điện, nước, cơ khí sửa chữa tàu thuyền, sản xuất mộc, rèn, tiểu thủ công nghiệp chế biến hải sản: nước mắm và hải sản khô,… sớm đưa vào hoạt động tại điểm CN- làng nghề An Hải.
Các huyện miền núi
Trong giai đoạn 200- 2010 sẽ tập trung phát triển các vùng nguyên liệu nông, lâm sản như: trồng rừng nguyên liệu, cây công nghiệp, khoai mỳ, ngô, tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Các cụm công nghiệp được hình thành tại các huyện miền núi là: Cụm CN thị trấn Ba Tơ, Cụm CN Sơn Hải, Sơn Thượng (Sơn Hà) là các cụm công nghiệp đa nghề. Theo http://www.quangngai.gov.vn |
Giá Bán
150.000 VNĐ
Giá Gốc
|
Mỹ Phẩm dinh dưỡng Đốt mỡ thừa
Giá Bán
1.750.000 VNĐ
Giá Gốc
|