Hotline: 0908 789 326
Dang tin mien phi
Hỗ Trợ 01
Yahoo Messenger!
Hỗ Trợ 02

Đăng ký nhận thông tin mới

Tông Quang Về Sơn La


Sơn La là tỉnh miền núi cao nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, có tọa độ địa lý 20039’ – 22002’ vĩ độ Bắc và 103011’ – 105002’ kinh độ Đông. Phía bắc giáp tỉnh Yên Bái, Lào Cai. Phía đông giáp tỉnh Hoà Bình, Phú Thọ. Phía tây giáp tỉnh Lai Châu, Điện Biên. Phía nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với đường biên giới dài 250 km. Thị xã Sơn La cách thủ đô Hà Nội 300 km.

Bước vào năm cuối thực hiện kế hoạch 5 năm (2006-2010) và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2010 - 2020), bên cạnh những thuận lợi và khó khăn đan xen, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự cố gắng nỗ lực của nhân dân các dân tộc, chiến sỹ các lực lượng vũ trang, các cấp, các ngành trong tỉnh, cùng với sự giúp đỡ kịp thời, có hiệu qủa của Trung ương Đảng, Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh bạn, tỉnh Sơn La đã khắc phục khó khăn, vươn lên đạt được những kết qủa quan trọng, kinh tế tiếp tục phát triển, hoàn thành cơ bản công tác di chuyển dân tái định cư dự án thủy điện Sơn La; thu ngân sách trên địa bàn vượt khá so với dự toán; một số lĩnh vực xã hội có nhiều tiến bộ; An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; các hoạt động đối ngoại được tăng cường và mở rộng.

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2010 ước đạt 4.377,450 tỷ đồng (giá so sánh 1994), bằng 98,6% kế hoạch, tăng 12,8% so với năm 2009. Trong đó: khu vực nông, lâm, thủy sản giảm 3,4%; công nghiệp - xây dựng tăng 19,3%; dịch vụ tăng 24%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: Nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 40,01%; khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 23,43%; dịch vụ chiếm 36,56%.

1. Vị trí địa lý

Sơn La là tỉnh miền núi cao nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, có tọa độ địa lý 20039’ – 22002’ vĩ độ Bắc và 103011’ – 105002’ kinh độ Đông. Phía bắc giáp tỉnh Yên Bái, Lào Cai. Phía đông giáp tỉnh Hoà Bình, Phú Thọ. Phía tây giáp tỉnh Lai Châu, Điện Biên. Phía nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với đường biên giới dài 250 km. Thị xã Sơn La cách thủ đô Hà Nội 300 km.

2. Cơ sở hạ tầng

Hệ thống giao thông: Cơ sở hạ tầng giao thông tương đối thuận tiện với nhiều tuyến quốc lộ chạy qua như: quốc lộ 4G, quốc lộ 6, quốc lộ 37, quốc lộ 43, quốc lộ 279. Ngoài ra, có thể đến Sơn La bằng đường hàng không từ sân bay Nội Bài đến Nà Sản, hoặc bằng đường thủy theo tuyến Hòa Bình – Sơn La (Cảng Tà Hộc). Đường giao thông từ thị xã Sơn La đến trung tâm tất cả các huyện và đến Hà Nội đảm bảo thông suốt bốn mùa..

Hệ thống điện: Hệ thống điện lưới quốc gia đã được đầu tư đến 11/11 huyện, thị. Đặc biệt, việc Chính phủ quyết định xây dựng Thủy điện Sơn La - công trình thủy điện có quy mô lớn nhất nước, sẽ là cơ hội mới để Sơn La có điều kiện phát triển nhanh hơn.

Hệ thống cấp nước: Sơn La đã đưa vào sử dụng Nhà máy nước Thành phố Sơn La có công suất 12.000 m3/ngày đêm, Nhà máy nước huyện Mai Sơn với công suất 4.800 m3/ngày đêm và đang đầu tư hệ thống cấp nước các thị trấn, các công trình cấp nước sinh hoạt cho các cụm dân cư, các trung tâm cụm xã. Hiện tỉnh cũng đang triển khai dự án cấp và xử lý nước thải tại Mộc Châu.

Bưu chính - viễn thông: Tại Thành phố Sơn La và trung tâm các huyện đã có hệ thống vi ba có thể gọi điện hoặc dịch vụ truyền tin, dữ liệu trong nước và thế giới, 100% số xã có điện thoại. Các trung tâm thành phố, các huyện dọc quốc lộ 6 đã có các mạng di động và được phủ sóng điện thoại di động. Bên cạnh đó, hệ thống phát thanh truyền hình được nâng cấp mở rộng và từng bước hiện đại hóa.

Hệ thống tài chính, ngân hàng: Trên địa bàn tỉnh có hệ thống các chi nhánh ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng có mạng lưới kinh doanh rộng khắp. Ngoài chức năng huy động vốn, cho vay đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế còn đáp ứng các dịch vụ ngân hàng với tiêu chuẩn mới.

Hệ thống khu công nghiệp: Sơn La đang tiến hành xây dựng Khu công nghiệp Mai Sơn và các cụm công nghiệp Mộc Châu, Phù Yên, Mường Bú (Mường La),…. Các khu và cụm công nghiệp này đang được tiến hành giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng đường giao thông nội bộ, điện, cấp và thoát nước.

Nguồn nhân lực: Năm 2009, dân số Sơn La có 1.080.641 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm 46,1%. Đây là nguồn lực quan trọng của tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư.

3. Tiềm năng phát triển:

Nông lâm thuỷ sản: Sơn La có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.40.5500 ha, đất đai màu mỡ, tầng canh tác dày với nhiều loại thổ nhưỡng khác nhau cho phép phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Đây là tiềm năng lớn để Sơn La phát triển các sản phẩm nông - lâm sản, hàng hoá có lợi thế với quy mô lớn mà ít nơi có được như chè đặc sản chất lượng cao trên cao nguyên Mộc Châu, Nà Sản; các loại cây công nghiệp như mía, cà phê, dâu tằm; các loại cây ăn quả ôn đới, nhiệt đới, á nhiệt đới; phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm. Đặc biệt, Sơn La đã được các nhà khoa học đánh giá là một trong những địa bàn lý tưởng để phát triển bò sữa, bò thịt chất lượng cao.

Nông nghiệp: Sơn La là một trong những tỉnh có diện tích đất lâm nghiệp lớn (chiếm 73% diện tích đất tự nhiên). Đất đai phù hợp với nhiều loại cây, có điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo nhiều vùng kinh tế hàng hoá có giá trị cao. Rừng có nhiều nguồn động thực vật quý hiếm, có các khu rừng đặc dụng phục vụ nghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái. Bên cạnh diện tích rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, Sơn La có 340.000 ha rừng sản xuất, trong đó diện tích rừng mới là 72.900 ha, trên 26.700 ha đất rừng cần được trồng, khoanh nuôi phục hồi theo hướng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến giấy các tông bao bì, bột giấy, gỗ xuất khẩu.

Về nuôi trồng thủy sản: Hiện tại, Sơn La có gần 9.000 ha mặt nước (hồ chứa của thủy điện Hòa Bình), trong đó có gần 8.000 ha có khả năng khai thác, nuôi trồng thủy sản. Sau khi xây dựng xong thủy điện Sơn La, ước tính diện tích hồ chứa trên địa bàn tỉnh sẽ đạt gần 2 vạn ha, đây là tiềm năng lớn cho khai thác, nuôi trồng thủy sản.

Công nghiệp: Khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng: Sơn La có trên 150 mỏ và điểm khoáng sản. Trong đó có những mỏ khoáng sản quý như: niken, đồng Bản Phúc – Mường Khoa (Bắc Yên); bu tan Tà Phù (Mộc Châu); manhêzit Bản Phúng (Sông Mã); than Suối Bàng (Mộc Châu), than Quỳnh Nhai và những khoáng sản quý khác như vàng, thủy ngân, sắt,… có thể khai thác và phát triển công nghiệp khai khoáng. Đặc biệt nguồn đá vôi, sét, cao lanh trữ lượng lớn, chất lượng tốt cho phép Sơn La có thể phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng có lợi thế như xi măng, cát chất lượng cao, đá xây dựng, gạch không nung, đá ốp lát…

Thủy điện: Trên địa bàn Sơn La có hai con sông lớn chảy qua là sông Đà và sông Mã, ngoài ra còn có hệ thống sông suối lớn nhỏ phân bố khắp vùng. Với hệ thống sông suối dày đặc, địa hình núi cao, dốc đứng, Sơn La có nhiều tiềm năng phát triển thủy điện, nhất là với việc Chính phủ quyết định xây dựng trên địa bàn Thủy điện Sơn La – thủy điện có quy mô lớn nhất cả nước.

Du lịch: Sơn La có nhiều tiềm năng phát triển du lịch do có nhiều danh lam thắng cảnh, hang động kỳ thú, các mỏ suối nước khoáng nóng, vùng hồ sông Đà, các di tích lịch sử cách mạng như bảo tàng nhà tù Sơn La, cây đào Tô Hiệu, văn bia Lê Thánh Tông,… Đặc biệt, điều kiện tự nhiên, khí hậu của Sơn La rất lý tưởng để phát triển du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, nhân văn, … nhất là với vùng cao nguyên Mộc Châu có khí hậu mát mẻ giống như Đà Lạt.

Dịch vụ thương mại: mạng lưới kinh doanh thương mại, các loại hình dịch vụ tiếp tục mở rộng đến các địa bàn trong tỉnh. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại như tổ chức các hội chợ thương mại, hội chợ gắn với hoạt động giao lưu văn hóa, du lịch để quảng bá, giới thiệu về ngành nghề và sản phẩm đặc trưng của Tây Bắc ... Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2,691 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 40,064 triệu USD, chủ yếu là do nhập khẩu hộp giấy bao bì đóng sữa tươi, máy móc thiết bị động cơ thủy điện, máy trộn sữa, cỏ Anphapha...

4. Tình hình Đầu tư

Tình hình thu hút đầu tư trong nước: Từ khi thực hiện Luật Đầu tư (năm 2006) đến nay, tỉnh Sơn La đã cấp 142 Giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đăng ký đầu tư là trên 25.164 tỷ đồng, giá trị thực hiện của các dự án này đến nay trên 8.000 tỷ đồng, chủ yếu tập trung cho các dự án thủy điện vừa và nhỏ, dự án xi măng lò quay Mai Sơn, ngoài ra còn có các dự án về trồng trọt chăn nuôi, du lịch dịch vụ chiếm tỷ lệ nhỏ. Thu hút đầu tư năm 2010 ước giá trị thực hiện đạt khoảng 3.457 tỷ đồng (trong đó dự án Nhà máy xi măng Mai Sơn ước thực hiện 800 tỷ đồng, các dự án thủy điện vừa và nhỏ ước thực hiện 2.506 tỷ đồng), dự kiến đến hết năm 2010 dự án nhà máy xi măng lò quay Mai Sơn sẽ hoàn thành và đi vào sản xuất; sẽ có 04 dự án thủy điện vừa và nhỏ hoàn thành và đưa vào phát điện, nâng tổng số nhà máy thủy điện đến nay có 14 công trình hoàn thành phát điện.

Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Đến nay có 7 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đầu tư tại địa bàn tỉnh, với tổng vốn đăng ký đầu tư 116,65 triệu USD; giá trị thực hiện từ đầu khởi công đến nay là 73,8 triệu USD, đạt 63% so với tổng vốn đăng ký đầu tư. Các dự án chính thức sản xuất kinh doanh gồm có: Dự án trồng và chế biến chè xuất khẩu của doanh nghiệp Đài Loan, Nhật Bản và dự án vận tải hành khách của Liên doanh Hàn Quốc. . . còn lại đang giai đoạn xây dựng như dự án thăm dò khai thác đồng - nikel Bản Phúc, xã Tạ Khoa, huyện Bắc Yên, đây là dự án có quy mô vốn đầu tư lớn (87 triệu USD), dự án liên doanh giữa doanh nghiệp của tỉnh Sơn La với nhà đầu tư Newzeland, Úc.

Tình hình phát triển các Cụm và Khu công nghiệp: Nhà nước hỗ trợ một phần vốn cho địa phương để cùng với nhà đầu tư đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng trong hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất theo quy định của Chính phủ. Tỉnh Sơn La đang tiến hành xây dựng Khu công nghiệp Mai Sơn; Cụm công nghiệp Mộc Châu; Cụm công nghiệp Phù Yên; thành phố Sơn La; Mường Bú (Mường La). Các Cụm và Khu công nghiệp này đang được tiến hành giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng đường giao thông nội bộ, điện, cấp và thoát nước. Tỉnh đã thành lập Ban quản lý Khu công nghiệp Mai Sơn. Xây dựng vùng tam giác kinh tế (Mường La, Mai Sơn và Thành phố Sơn La) để trở thành trung tâm phát triển kinh tế, hành chính, đô thị của Tỉnh, làm động lực lôi kéo các địa phương khác trong tỉnh cùng phát triển, xây dựng các khu đô thị mới: Chiềng Ngần - Chiềng An, Chiềng Sinh, Chiềng Cơi - Hua La

Tình hình thực hiện một số dự án lớn trên địa bàn: Dự án trồng cây Cao su: Công ty cổ phần Cao su Sơn La triển khai dự án phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh, cho đến hết năm 2010, công ty đã trồng được 5.393 ha. Công ty đầu tư 100% vốn, tỉnh Sơn La vận động các hộ gia đình góp giá trị quyền sử dụng đất để trồng cây cao su và mua cổ phần của Công ty cổ phần Cao  su Sơn La, ngân sách tỉnh hỗ trợ các hộ dân chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu qủa sang trồng cây cao su, vì vậy cơ chế chính sách đã sớm đi vào lòng dân, được người dân hưởng ứng và đạt được những kết quả ban đầu. Dự án xi măng lò quay Mai Sơn với tổng vốn đầu tư 1.584 tỷ đồng, công suất thiết kế 25.000 tấn clinker/năm, tương đương với 0,907 triệu tấn xi măng/năm, hiện thực hiện tư trên 50% giá trị vốn đầu tư, dự kiến hoàn thành vào quý II/2011


Theo  http://ipcn.mpi.gov.vn
 

Các tin khác
Tổng Quan Về Quảng Ninh
Tổng Quan Về Quảng Ngãi
Tổng Quan Về Quảng Nam
Tổng Quan Về Phú Yên
Tổng Quan Về Phú Thọ
Tổng Quan Về Ninh Thuận
Tổng Quan Về Ninh Bình
Tổng Quan Về Nghệ An
Tổng Quan Về Lào Cai
Tổng Quan Về Lạng Sơn
Tổng Quan Về Lai Châu
Tổng quan về Kiên Giang
Tổng Quan Về Hưng Yên
Tổng Quan Về Hòa Bình
Tổng Quan Về Hải Phòng
Quay trở về    Đầu trang
Góc sản phẩm

Ghế inox TH-139 | ghe inox TH-139

Giá Bán
452.000 VNĐ
Giá Gốc
452.000 VNĐ

Kem trị nám trắng da Laneíge 5 in 1 của Hàn Quốc

Giá Bán
1.400.000 VNĐ
Giá Gốc
1.900.000 VNĐ
Thông tin tổng quan
Xem tất cả
Quảng Cáo
Kết nối Facebook