- Ảnh - Vật tư ngành ảnh
- Phần mềm - thiết kế website
- Bảo Hộ Lao Động
- Bao bì - In Ấn - Tạo mẫu
- Công nghệ thông tin
- Cơ khí
- Da - Giầy
- Điện - Điện tử
- Du học - Dạy nghề
- Dệt may - Nguyên phụ liệu may mặc
- Thời trang - Đồng phục
- Khách sạn - Nhà hàng
- Dịch vụ Du lịch
- Thủ công mỹ nghệ
- Gốm sứ
- Quà tặng - Đồ lưu niệm
- Địa ốc - Bất động sản
- Giám định hàng hóa & Dịch vụ tư vấn
- Hóa chất - Nhiên liệu
- Hàng tiêu dùng - Gia dụng
- Máy móc - Thiết bị
- Mỹ phẩm - Thẩm mỹ viện
- Xử lý & Vệ sinh mội trường
- Nông, Lâm, Ngư Nghiệp
- Ô Tô - Xe máy
- Rượu bia - Nước giải khát
- Thủy hải sản
- Thực phẩm chế biến
- Tài chính - Ngân hàng - Bảo Hiểm
- Triển lãm - Quảng cáo
- Vận tải - Giao nhận hàng hóa
- Viễn thông - Bưu chính
- Vàng bạc - Trang sức
- Văn phòng - Văn hóa phẩm
- XD - Vật liệu XD
- Nội - Ngoại thất
- Y tế - Dược phẩm - Thiết bị
- Vệ Sinh - Chăm sóc Mẹ & Bé
- Các ngành nghề khác
Hoà Bình là tỉnh miền núi Tây Bắc Tổ quốc, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, nằm ở vị trí từ 20018' đến 21008' vĩ độ bắc và từ 104050' đến 105052' kinh độ đông; Thành phố Hoà Bình, trung tâm tỉnh lỵ cách thủ đô Hà Nội 73 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 93 km, cách Cảng biển Hải Phòng 170 km; Dân số 80 vạn người, gồm 7 dân tộc trong đó dân tộc Mường chiếm hơn 60%, dân tộc Kinh 30%, còn lại là các dân tộc Thái, Tày, Dao, H'mông và Hoa; Về đơn vị hành chính có 10 huyện và 1 thành phố gồm 210 xã, phường, thị trấn, trong đó có 67 xã đặc biệt khó khăn (24 xã ATK), 64 xã vùng cao, 23 xã vùng Hồ Sông Đà .
1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên khoáng sản: Điều kiện về địa hình, đất đai, khí hậu: Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh rộng 4.596,4 km2, trong đó đất lâm nghiệp chiếm hơn 51% (đất có rừng là 45,5%), đất sản xuất nông nghiệp 12%, đất nuôi trồng thủy sản 0,27%, đất phi nông nghiệp 12,32%, đất chưa sử dụng chiếm hơn 24%. Đất đai gồm 3 nhóm chính: Đất Feralit phát triển trên đá trầm tích, đất phát triển trên đá trầm tích kết cấu hạt mịn, đất Feralit trên đá vôi và biến chất của đá vôi. Đặc điểm nổi bật của địa hình Hòa Bình là vùng núi cao, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn theo hướng Tây Bắc - Đông Nam; thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, gồm có các tiểu vùng khí hậu khác nhau như: Tiểu vùng núi cao có khí hậu đặc trưng của vùng Á nhiệt đới, ôn độ bình quân 18-19o; tiểu vùng ảnh hưởng gió Lào khô hanh; các tiểu vùng thấp còn lại của tỉnh có đặc trưng vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu thuỷ văn: Nhiệt độ trung bình: 230C; lượng mưa trung bình 1.800 mm. Điều kiện về tài nguyên khoáng sản: Có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, có thể khai thác phát triển công nghiệp khai khoáng, tuyển luyện quặng kim loại và sản xuất vật liệu xây dựng như đá granit, đá vôi, than đá, đất sét, cao lanh, vàng, sắt, nước khoáng, đặc biệt là sản xuất xi măng.. Tài nguyên nước: Hoà Bình có diện tích mặt nước lớn, đặc biệt có sông Đà bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Hoà Bình dài 151 km, với tổng lưu vực rộng 51.800 km2. Hồ Sông Đà có dung tích 9,5 tỷ m3. Tài nguyên du lịch: Hoà Bình có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Ðịa hình đồi núi trùng điệp với các động Thác Bờ, hang Rết, động Hoa Tiên, vùng rừng nhiệt đới nguyên sinh Pù Noọc mở ra những tuyến du lịch mạo hiểm leo núi, đi bộ, săn bắn, tắm suối. Sức người và thiên nhiên đã tạo cho Hòa Bình một vùng hồ sông Ðà thơ mộng cho phép phát triển du lịch vùng lòng hồ và ven hồ có đầy đủ vịnh, đảo và bán đảo mà ở đó động thực vật quý hiếm được bảo tồn. 2. Thương mại, dịch vụ và nguồn nhân lực: Dịch Vụ: Trên địa bàn tỉnh có có 21 trường và trung tâm dạy nghề; có các bệnh viện từ tuyến tỉnh đến huyện đều được đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế đáp ứng được công tác chăm sóc sức khỏe; Trên địa bàn có khoảng 16 khách sạn và một số siêu thị cơ bản đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi, mua sắm của xã hội. Hệ thống tài chính ngân hàng: gồm các ngân hàng thương mại (Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng cổ phần thương mại ngoài quốc doanh, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng chính sách ) và các tổ chức tín dụng có mạng lưới kinh doanh trên khắp các địa bàn trong tỉnh. Ngoài việc huy động vốn và cho vay vốn, dịch vụ gửi tiền thì các dịch vụ phone Banking, home banking; dịch vụ rút tiền tự động ATM cũng đã được triển khai. Thương mại: Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên địa bàn 6 tháng ước đạt 2.689 tỷ đồng, tăng 25,8% so với cùng kỳ năm 2009, thực hiện 54,9% kế hoạch năm. Chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 4% so với tháng 12/2009. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 24,3 triệu USD (trong đó xuất khẩu hàng hóa ước đạt 16,1 triệu USD, xuất khẩu dịch vụ ước đạt 8,2 triệu USD), tăng 28,9% so với cùng kỳ năm 2009, thực hiện 62,3% kế hoạch năm. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thấu kinh quang học, linh kiện điện tử, chổi chít, nông sản chế biến, hàng may mặc, đồ gỗ... Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 17,5 triệu USD, tăng 346,4% so với cùng kỳ năm 2009, thực hiện 58,33% kế hoạch năm. Nguồn nhân lực: Tỉnh Hòa Bình có khoảng 50 vạn người trong độ tuổi lao động, số lao động được đào tạo chiếm khoảng 25%, tuổi lao động trung bình từ 22 đến 25 tuổi. 3. Cơ sơ hạ tầng: Hệ thống giao thông: Hòa Bình có hệ thống giao thông đa dạng bao gồm cả đường bộ và đường thủy. Về đường bộ có Quốc lộ 6 từ Hà Nội nối các tỉnh Tây Bắc đoạn chạy qua Hòa Bình dài khoảng 120 km; đường Hồ Chí Minh (Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh) đi qua địa phận tỉnh dài khoảng 70 km, đường quốc lộ 12B (Hòa Bình - Ninh Bình) dài khoảng 60 km, quốc lộ 21 (Hòa Bình - Hà Nam) dài khoảng 70 km. Nhiều tuyến đường giao thông vừa được khởi công đầu tư, nâng cấp: Đường cao tốc Hòa Lạc – thành phố Hòa Bình và quốc lộ 12 B, quốc lộ 21, đường 12B. Trong tương lai, khoảng cách giữa Thủ đô Hà Nội và thành phố Hòa Bình sẽ rút ngắn còn khoảng 1giờ xe ô tô chạy. Về giao thông thuỷ có sông Đà chảy qua địa phận tỉnh Hoà Bình dài 151 km về phía thượng lưu nối liền với Sơn La, hiện đã có một số cảng đường thủy như: Cảng Bích Hạ, cảng Ba Cấp, cảng Bình Thanh, cảng Thung Nai tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông và khai thác du lịch trên vùng hồ. Phía hạ lưu chảy qua địa phận tỉnh Phú thọ, thành phố Hà Nội có thể phát triển vận tải đường thuỷ. Hệ thống cấp nước sạch và thông tin liên lạc: (điện thoại và internet) đã được đầu tư tương đối đồng bộ, các trục cấp chính đã được phủ rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh. (Có nhà máy thủy điện công suất 1.920 MWh đáp ứng hơn 20% nhu cầu tiêu dùng điện của cả nước; có nhà máy nước sạch Phú Minh công suất 600.000 m3/ngày đêm, đến nay đã hoàn thành đầu tư giai đoạn 1 công suất 300.000 m3/ngày đêm cung cấp cho Hà Nội; nhà máy nước công suất 50.000 m3/ngày đêm đảm bảo cung cấp cho thành phố Hòa Bình và các vùng lân cận. Hệ thống khu cụm công nghiệp: Tỉnh Hòa Bình có 8 khu công nghiệp được bố trí gần các trục đường quốc lộ, trong đó Khu công nghiệp Lương Sơn với diện tích 230 ha (cách Hà nội 35 km) đã được đầu tư hạ tầng kỹ thuật đầy đủ. Ngoài các khu công nghiệp, tỉnh cũng đã quy hoạch 17 cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện, thành phố. 4. Một số nét về tình hình sản xuất kinh doanh:Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2010 tiếp tục có chuyển biến tích cực với tốc độ tăng trưởng cao gấp gần 1,5 lần tốc độ tăng trưởng cùng kỳ năm 2009, đầu tư phát triển được đẩy mạnh, thu ngân sách nhà nước tăng khá, giá cả nằm trong tầm kiểm soát, thị trường hàng hoá, các hoạt động dịch vụ phát triển mạnh, an sinh xã hội được bảo đảm. Tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2010 ước đạt 11,7%, trong đó: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 3,5%; công nghiệp - xây dựng tăng 20,7% (công nghiệp tăng 25,96%; xây dựng tăng 11,57%); dịch vụ tăng 11,69%. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản Tổng diện tích gieo trồng vụ đông xuân năm 2010 đạt 76.561 ha, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó: Cây lúa diện tích 15.984 ha, bằng 96,65% kế hoạch, sản lượng vụ đông xuân ước đạt trên 82.450 tấn, bằng 93,93% kế hoạch, bằng 94,58% so với cùng kỳ năm 2009; cây ngô diện tích 21.823 ha, đạt 114,86% kế hoạch, năng suất ước đạt 40 tạ /ha. Diện tích gieo trồng các cây màu, cây công nghiệp và rau đậu các loại đạt 38.949 ha, bằng 97,22% so với cùng kỳ năm 2009; Tổng đàn trâu hiện nay là 110.800 con, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2009; đàn bò 75.000 con, giảm 3,6% so cùng kỳ năm 2009; đàn lợn 445.000 con, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2009; đàn gia cầm 3,8 triệu con, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2009. Sản lượng cá giống sản xuất được trên 12 triệu con; số cá lồng nuôi đạt 1.100 lồng. Sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm ước đạt 800 tấn; Toàn tỉnh đã trồng mới được 4.000 ha rừng, đạt 50% kế hoạch năm, trồng phân tán 189.000 cây ăn quả, cây lâm nghiệp các loại, chăm sóc rừng trồng đạt 100% kế hoạch, độ che phủ rừng đạt 46%. Sản xuất công nghiệp Giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm ước đạt 1.301,5 tỷ đồng, thực hiện 43,4% kế hoạch năm. Trong đó: Kinh tế nhà nước ước đạt 270,3 tỷ đồng, tăng 12,2% so với cùng kỳ, thực hiện 45,4% kế hoạch năm; kinh tế ngoài quốc doanh ước đạt 911,4 tỷ đồng, tăng 31,46% so với cùng kỳ, thực hiện 45% kế hoạch năm; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 120 tỷ đồng, tăng 47,9% so với cùng kỳ, thực hiện 55,7% kế hoạch năm. 5. Các lĩnh vực khuyến khích Đầu tư: Tỉnh Hòa Bình đang khuyến khích đầu tư vào những ngành/lĩnh vực sau: + Sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng, vật liệu mới ) + Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp, hạ tầng khu đô thị. Hiện tỉnh có 8 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 đều được bố trí gần các trục đường quốc lộ tổng diện tích là 1.616 ha, trong đó: Khu công nghiệp Lương Sơn 230ha, Khu công nghiệp bờ trái sông Đà 86 ha, Khu công nghiệp Yên Quang 200 ha, Khu công nghiệp Thanh Hà 300 ha, Khu công nghiệp Mông Hóa 200 ha, Khu công nghiệp nam Lương Sơn 200 ha, Khu công nghiệp Nhuận Trạch 200 ha, Khu công nghiệp Lạc Thịnh 200 ha) + Đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch lòng Hồ Sông Đà, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa + Xây dựng và phát triển các ngành nghề truyền thống, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến biến nông, lâm sản, thực phẩm + Công nghiệp năng lượng mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo + Đào tạo nguồn nhân lực + Trồng rừng 6. Chính sách hỗ trợ ưu đãi Đầu Tư: + Các nhà đầu tư sẽ được cung cấp thông tin về môi trường đầu tư, các chính sách đầu tư, danh mục dự án kêu gọi đầu tư. + Dự án đầu tư vào hai huyện Mai Châu và Đà Bắc được hưởng ưu đãi đầu tư thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. + Dự án đầu tư vào địa bàn các huyện còn lại (trừ thành phố Hòa Bình), dự án đầu tư vào khu công nghiệp tại thành phố Hòa Bình được hưởng ưu đãi thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn về miễn giảm tiền thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế nhập khẩu. + Đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực căn cứ tình hình thực tế sẽ xem xét, hỗ trợ đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu (điện, cấp thoát nước, giao thông...) đến hàng rào công trình; mức hỗ trợ tối đa không quá tổng số tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất doanh nghiệp phải nộp. Theo http://ipcn.mpi.gov.vn |
Điện thoại Hello Kitty C105 giá rẻ cho fan
Giá Bán
950.000 VNĐ
Giá Gốc
|
Chống thâm quầng mắt - OENOBIOL REGARD
Giá Bán
1.250.000 VNĐ
Giá Gốc
|