Hotline: 0908 789 326
Dang tin mien phi
Hỗ Trợ 01
Yahoo Messenger!
Hỗ Trợ 02

Đăng ký nhận thông tin mới

Xuất khẩu qua EU gặp khó
Không chỉ khó khăn do khu vực này thắt chặt chi tiêu mà EU còn là một trong những thị trường có nhiều quy định kỹ thuật khắt khe


Chế biến hải sản xuất khẩu tại Công ty Hai Thanh - KCN Hiệp Phước (TPHCM). Ảnh: Hồng Thúy
Các tiêu chuẩn, quy định xuất khẩu hàng hóa vào thị trường châu Âu giống như một “ma trận”. Nếu doanh nghiệp (DN) vượt qua được, mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn. Đây là ý kiến được bà Bruna Santarelli, Trưởng Đại diện Thương vụ Ý tại Việt Nam, đưa ra tại hội thảo “Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam qua châu Âu (EU)” do Cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Công Thương tổ chức cuối tuần qua.

Doanh nghiệp thiếu đơn hàng

Ông Trần Ngọc Quân, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường EU, cho biết EU là một trong 3 thị trường quan trọng nhất của Việt Nam sau Mỹ và Nhật Bản. Trong nhiều năm qua, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và EU tăng nhanh. Những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam qua thị trường này là hải sản, gạo, cà phê, dệt may, giày dép… Năm 2011, các mặt hàng đứng đầu danh sách xuất khẩu qua thị trường EU gồm gạo (14,5 triệu USD, tăng 85,6%), cà phê (hơn 1 tỉ USD, tăng 48,05%), hạt điều (325,5 triệu USD, tăng 43,1%) và nhiều mặt hàng khác như cao su, hải sản, dệt may… Tuy nhiên, qua đầu năm 2012, các nước EU phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ công buộc họ phải tiết kiệm chi tiêu. Tăng trưởng xuất khẩu các ngành dệt may, da giày, thủ công mỹ nghệ vào thị trường này không còn cao, nhiều DN gặp khó khăn. Một số DN ngành đồ gỗ cho biết đơn hàng từ các nước châu Âu đã giảm khoảng 50% - 60% so với cùng kỳ.

Không chỉ gặp khó khăn do khu vực này thắt chặt chi tiêu, EU còn là một trong những thị trường có nhiều quy định kỹ thuật khá khắt khe. Hiện tại, EU vẫn đang duy trì chính sách bảo hộ sản xuất nội khối (cho 27 nước trong khu vực). Do đó, việc tăng xuất khẩu quá nhanh vào khu vực này có thể đưa đến các nước trong EU sẽ tiến hành một số biện pháp tự vệ, chống bán phá giá...

Theo Bộ Công Thương, các DN khi xuất khẩu vào thị trường EU cần chú ý các yêu cầu về thuế và phi thuế như quy định về hóa chất (reach) hay quy định TRACY về truy nguyên hàng hóa (nguồn gốc hàng hóa, số lô sản xuất…). Một số quy định phi thuế mới như quy định chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không quản lý (IUU). Trong năm 2011, nhiều DN đã bị EU cảnh báo về các vi phạm này. Đồng thời, các nước trong khối EU cũng đang đẩy mạnh thực hiện Luật Nghề rừng (FLEGT), yêu cầu DN phải có chứng chỉ rừng, sử dụng gỗ có nguồn gốc.

Đừng để “sự đã rồi”

Gần đây, các nước EU còn đưa ra một số yêu cầu về vệ sinh, kỹ thuật, chất lượng sản phẩm rất cao không phải DN nào cũng đáp ứng được nên rất khó đưa hàng qua thị trường này. Chẳng hạn, với mặt hàng thủy sản, nhiều yêu cầu về dư lượng ngay cả một số phòng xét nghiệm cũng không thực hiện được.

Mới đây, các mặt hàng rau thơm (nhóm rau quả) của Việt Nam xuất sang EU rất có tiềm năng nhưng đã bị theo dõi vì phát hiện có sinh vật, bọ trong sản phẩm. Bộ NN-PTNT phải ra công điện yêu cầu sản phẩm rau quả xuất khẩu vào EU phải có chứng thư xuất khẩu. Thế nhưng chỉ trong một tháng, các DN đã 2 lần vi phạm điều này. “Nếu Việt Nam có 5 vụ vi phạm, EU sẽ cấm nhập khẩu rau thơm vào khu vực. Dù rau thơm xuất khẩu sang EU chưa nhiều nhưng đây là uy tín của Việt Nam, sẽ ảnh hưởng đến cả các mặt hàng khác nên cần phải chú ý” - ông Trần Ngọc Quân nhấn mạnh.

Bộ Công Thương cũng khuyến cáo: Các DN khi xuất khẩu vào EU cần kiểm tra kỹ đối tác, nhất là về khả năng thanh toán và tài chính của họ. Thời gian qua, một số DN xuất khẩu vào EU đã gặp tình trạng bị trả chậm tiền hàng, thậm chí có đối tác tuyên bố phá sản.

Bà Bruna Santarelli kể câu chuyện cách đây không lâu, một DN Việt Nam đến Thương vụ Ý than phiền về việc chuyển số tiền 38.000 euro cho một đối tác tại Ý nhưng không ký hợp đồng và giờ đối tác đã “bặt tăm”. Một DN Việt khác nhận hàng hóa qua cảng sau khi chuyển tiền cho đối tác nhưng số hàng hóa này không phải thứ DN đã trao đổi, thỏa thuận và số lượng cũng không đúng. Đến khi mang về văn phòng xem thử, DN không thể sử dụng hàng hóa này… Vì vậy, bà Bruna Santarelli lưu ý các DN Việt Nam nên tìm hiểu kỹ thông tin trước khi hợp tác với các DN nước ngoài.

Khi khủng hoảng, chủ nghĩa bảo hộ sẽ gia tăng và EU đã tăng cường kiểm tra chất lượng các sản phẩm, khả năng vận động kiện chống bán phá giá gia tăng. Các DN cần nâng cao chất lượng sản phẩm trước yêu cầu ngày càng khắt khe của EU và có chiến lược hợp lý giữa sản phẩm chế biến và xuất khẩu thô…

Bà Bùi Thị Thanh An, Trưởng Đại diện Cục Xúc tiến Thương mại tại TPHCM

Theo Thanhnien.vn  


Các tin khác
Dự thảo sửa đổi luật Thuế thu nhập cá nhân: Càng điều chỉnh, càng lỗi thời
Khốc liệt thị trường cà phê
Bác sỹ gốc Hàn được đề cử làm Chủ tịch Ngân hàng Thế giới
Đất hiếm: Nước lớn tranh chấp, lối đi nào cho Việt Nam?
CPI tháng 3 giảm nhiệt bất chấp xăng tăng giá
Giá tăng từ chợ đến siêu thị
Khoan sức dân hay bảo vệ nguồn thu?
BỚT LO "NỢ CỦ"
Tiệc Cưới Sang Trọng Với Thực Đơn 3.390.000d/bàn - Chỉ có ở GLORIOUS
Cùng trang sức PNJSilver chào hè (đến 30/4) Giảm Giá Đến 28%
Nội Thất Cao Cấp, Thể Hiện Sự Quý Tộc Của Người Sử Dụng.
Sản Phẩm 30 phút làm căng da mặt chỉ còn 1.500.000vnđ/bộ
Thiết kế website với giá 2.900.000VNĐ và giảm đến 40% dung lượng Hosting cho năm đầu tiên & nhiều ưu đải khác đang chờ bạn!
Website đăng tin bán nhà, bán đất, các giao dịch nhà đất hiệu quả nhất hiện nay.
Chật vật kéo sức mua
Quay trở về    Đầu trang
Góc sản phẩm

HTC HD2 T-Mobile

Giá Bán
5.100.000 VNĐ
Giá Gốc
5.100.000 VNĐ

Điện thoại Nokia 6700 gold chính hãng

Giá Bán
2.500.000 VNĐ
Giá Gốc
2.800.000 VNĐ
Thông tin tổng quan
Xem tất cả
Quảng Cáo
Kết nối Facebook