Hotline: 0908 789 326
Dang tin mien phi
Hỗ Trợ 01
Yahoo Messenger!
Hỗ Trợ 02

Đăng ký nhận thông tin mới

Tổng Quan Về Thái Bình
Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt Nam. Trung tâm tỉnh là thành phố Thái Bình cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Phòng 70 km về phía tây nam. Thái Bình tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố: Hải Dương ở phía bắc, Hưng Yên ở phía tây bắc, Hải Phòng ở phía đông bắc, Hà Nam ở phía tây, Nam Định ở phía tây và tây nam. Phía đông là biển Đông (vịnh Bắc Bộ). Theo quy hoạch phát triển kinh tế, Thái Bình thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ.

Thái Bình

ĐỊA LÝ

Diện tích: 1.519,9 km2.
Dân số (2010): 1.944.546 người.
Tỉnh lỵ: Thành phố Thái Bình.
Các huyện: Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Thái Thụy, Đông Hưng, Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải.
Dân tộc: Chủ yếu là dân tộc Việt (Kinh).

Bản đồ hành chính Thái Bình

           Ba con sông lớn nhất chảy qua tỉnh là sông Hồng Hà, sông Luộc và sông Trà Lý. Sông Hồng Hà dùng làm ranh giới giữa tỉnh này với các tỉnh Hà Nam và Nam Định; lòng sông rộng từ 500 đến 1.000 m (3000 ft) và chảy ra cửa Ba Lạt. Dòng sông chảy rất mạnh từ sông Luộc đến sông Trà Lý. Từ ngã ba sông Trà Lý trở xuống cho đến sông Liêm Giang, dòng sông đã bớt mạnh vì nước đã được chia bớt cho hai sông Luộc và Nam Định. Phía tả ngạn sông Hồng Hà có ba chi lưu: Sông Bồng Khê, La Khê và sông Lạc Đạo ăn với sông Trà Lý. Từ sông Liêm Giang ra biển, sông Hồng Hà không còn đê, đập giữ nước và có rất nhiều con rạch ăn thông với sông. Ở quãng này, sông Hồng Hà có bốn chi lưu: Liêm Giang, Lộc Giang, sông Lan và sông Đông Giang.

          Sông Luộc là ranh giới giữa tỉnh Thái Bình với các tỉnh Hưng Yên và Hải Dương, chảy ven tỉnh trên một đoạn đường dài 50 km (31.3 miles); và có các sông nhánh: sông Tiền Hưng (có vài sông nhánh nhỏ là Trinh Xuyên, Cổ Quan, Văn Giáng, Nguyên Xá, Do Kỵ, Cổ Khúc và lạch Bình Cách), sông Đan Hội, sông Quỳnh Côi, sông Diêm Hộ, sông Hóa (có một sông nhánh phía hữu ngạn là sông Ninh Cù).

          Sông Trà Lý dài 63 km (39.4 miles), lòng sông rộng từ 100 đến 200 m (600 ft), có các sông nhánh là Bồng Khê, La Khê, Lạc Đạo, Liêm Giang, Long Hậu, Ngu Dung, Thượng Hộ, và sông Lan cũng là sông quan trọng của Thái Bình, thuyền bè lưu thông rất dễ dàng.

          Thái Bình chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 - 24° C. Mùa đông thường ấm hơn so vơi các tỉnh nằm sâu trong đất liền. Mùa hè nóng nhưng có gió biển mát mẻ. Giao thông thuận lợi đặc biệt là giao thông đường thủy.

THẮNG CẢNH

Làng chạm bạc Đồng Xâm: Làng nằm ở phía Bắc của huyện Kiến Xương, thuộc xã Hồng Thái. Đây là một làng nghề chạm khắc trên mặt kim loại. Theo người làng kể lại cách đây hơn 300 năm có nghệ nhân nghề chạm bạc tên là Nguyễn Kim Lâu theo thuyền dọc sông Trà Lý về lập nghiệp ở đây. Ông đã truyền nghề chạm bạc cho dân làng. Trải qua nhiều thời kỳ đến nay nghề vẫn được duy trì và ngày càng phát triển. Sau khi ông mất, để tưởng nhớ đến công lao của ông, họ đã lập đền thờ ông ở ngay làng gọi là đền Đồng Xâm.

Bãi biển Đồng Châu: Bãi biển Đồng Châu thuộc huyện Tiền Hải, cách thị xã Thái Bình chừng 30 km (18.8 miles) đi theo quốc lộ 39B. Bãi tắm chạy dài 5 km (3 miles), mang nhiều nét hoang sơ. Điều thú vị nhất là từ bãi tắm Đồng Châu, du khách có thể đi tàu xuồng gắn máy ra thăm và tắm biển ở cồn Thủ và cồn Vành cách đất liền 7 km (4.4 miles). Cồn Thủ và cồn Vành nổi lên như 2 ngọn sóng xanh trên cồn cát rộng khoảng 5 ha. Trên cồn có rừng thông, phi lao xanh ngát, có những bãi tắm nhỏ yên tĩnh thơ mộng. Bãi biển Đồng Châu không đẹp lắm nhưng khí hậu thật trong lành. Bãi tắm luôn luôn lộng gió rất thích hợp cho việc nghỉ ngơi, dưỡng bệnh. Đặc biệt hải sản ở đây rất ngon và rất rẻ.

Làng vườn Bách Thuận:
 Làng cách thị xã Thái Bình khoảng 40 km (25 miles) theo hướng bến phà Tân Đệ đi Nam Định thuộc huyện Vũ Thư. Đây là một làng vườn trù phú, rìa làng là bãi phù sa nơi trồng dâu nuôi tằm và chuối, mía. Trong làng là những vườn cây ăn quả, cây cảnh. Đến Bách Thuận, du khách như lạc vào một công viên thu nhỏ với đủ các gam màu đậm nhạt... Dọc hai bên đường làng là màu xanh thẫm của ngâu và màu xanh tươi của hòe. Thiên nhiên đã ưu đãi cho Bách Thuận phát triển nghề vườn truyền thống. Ở đây có đủ các loại hoa, quả bốn mùa: táo, ổi roi, mận, chanh, nhãn, vãi, hồng xiêm, cam, quít, chuối, mít... Bên cạnh những vườn cây ăn quả, cây thế. Mỗi loại cây cảnh đều mang một dáng nét riêng với những tên gọi khác nhau tùy theo sự uốn tỉa của chủ nhân.

Vào dịp nước lên, đường làng Bách Thuận ngập nước, biến thành những dòng sông nhỏ, từ nhà nọ muốn sang nhà kia đều đi bằng thuyền. Thật tuyệt vời khi du khách được ngồi trên những con thuyền nhỏ thăm vườn cảnh, với tay hái những chùm quả trĩu ngọt để thưởng thức hương vị hoa quả làng vườn.


Bách Thuận còn là một làng quê cổ, tiêu biểu cho các làng quê ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nơi đây có chùa Từ Vân và Bách Tính đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử, là một điểm du lịch để du khách tới thắp hương, vãn cảnh. Du khách trong và ngoài nước rất thích thú với quang cảnh, môi trường sinh thái ở làng vườn Bách Thuận.

Làng Nguyên Xá: Làng ở cách thị xã Thái Bình khoảng chừng 10 km (6.25 miles), thuôïc huyện Đông Hưng. Làng là căn cứ kháng chiến trong thời kỳ chống quân Pháp. Làng Nguyên Xá nổi tiếng về dệt lụa và làm bánh cáy. Đặc sản bánh cáy làng Nguyên Xá được khách trong và ngoài nước rất ưa thích.

Làng nghề làm chiếu Hới:
 Làng Hải Triều (làng Hới) thuộc huyện Tiền Hải, là làng nghề dệt chiếu nổi tiếng. Chiếu làng Hới nổi tiếng do sự se, mềm, dễ giặt, mau khô, thoát nước nhanh, trải nằm mát mùa hè, đắp ấm mùa đông. Người có công trong nghề làm chiếu là ông Phạm Đôn Lễ (quan thời Tiền Lê 980 - 1009), người làng Hới đã học nghề làm chiếu ở Quảng Tây - Trung Quốc trong thời gian ông đi sứ và đã dạy cho dân làng. Các sản phẩm chiếu của làng Hới dệt ra như chiếu cải, chiếu đơn, chiếu đót, trơn, cạp điều có họa chi tiết trang trí đẹp và khách hàng ưa chuộng.
 

KINH TẾ

Mật độ dân số của Thái Bình rất cao; đồng bào ta theo đạo Phật.và đạo Thiên Chúa.

Thái Bình là tỉnh có thể sản xuất gạo nhiều nhất miền Bắc vì đất đai do phù sa bồi lên. Các hoa màu phụ là ngô, khoai lang, khoai tây, khoai nước, đậu, các loại rau cỏ. Loại cây kỹ nghệ có mía, đay, dong riềng, trà, dâu tằm, thuốc lào, bông. Đay trồng nhiều ở các huyện Vũ Tiên, Thư Trì, Quỳnh Côi, Phụ Dực, Hưng Nhân, Duyên Hà. Thuốc lào Thụy Anh rất nổi tiếng. Những loại trái cây ngon là cam Thuận Vi, dưa Quái, nhãn Hưng Nhân, ổi Bo.

LỊCH SỬ

Đất Thái Bình xưa thuộc bộ Giao Chỉ, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Đời nhà Lý đặt thành phủ Thái Bình. Dưới đời nhà Trần, phủ này chia làm hai hạt Long Hưng và An Tiêm. Khi giặc Minh xâm chiếm nước ta, chúng đổi tên hai hạt là Kiến Ninh và Trấn Man. Đời nhà Lê đổi lại thành hai phủ Kiến Xương và Thái Bình thuộc trấn Sơn Nam Hạ. Dưới triều vua Gia Long, năm 1807, tỉnh Thái Bình được thành lập và tỉnh lỵ đặt ở làng Kỳ Bá.

Trong suốt thời kỳ giặc Tàu và Pháp xâm chiếm nước ta, người dân Thái Bình đã cùng nhau tham gia các phong trào kháng chiến rất anh dũng. Thời Hán thuộc, Bát Nàn Công Chúa (làng Tiên La, huyện Duyên Hải) đã cùng chồng là Lạc Tướng Trương Quán nổi lên chống bọn Tô Định. Năm 39, Hai Bà Trưng khởi nghĩa, anh thư Bát Nàn và anh thư Cao Nhự (làng An Bồi, huyện Kiến Xương) theo Hai Bà và trở thành những nữ tướng lừng danh. Năm 1287, quân Mông Cổ sang đánh nước ta lần thứ ba, đem hơn ba vạn thủy và bộ binh. Khi nghe tin Ô Mã Nhị kéo quân về sông Bạch Đằng. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn chuẩn bị tiến binh qua sông Hóa, nhưng nước sông cạn làm voi trận bị sa lầy chết; để giữ vững tinh thần binh sĩ. Vương chỉ xuống dòng sông Hóa (một nhánh sông thuộc sông Thái Bình, giáp với tỉnh Kiến An và tỉnh Thái Bình) mà thề: "Phen này không phá được giặc, thề không trở lại khúc sông này nữa". Lời thề sông Hóa đã ghi vào lịch sử, phát huy ý chí quyết thắng của dân ta. Năm Bính Ngọ 1426, Bình Định Vương Lê Lợi tiến quân ra Đông Đô, dân chúng Thái Bình đã theo các anh hùng Lưu Nhân Chú, Bùi Bị đánh đuổi giặc Minh.

Thời Pháp thuộc, cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy lan rộng khắp nơi. Ngày 23-10-1886, nghĩa quân đánh úp đồn Quỳnh Côi. Từ 1887 đến 1889, dân quân đánh các huyện Duyên Hà, Tiên Hưng, Thụy Anh, Phụ Dực đánh ròng rã làm quân Pháp bị tiêu hao nặng nề. Ngày 12-4-1913, anh hùng Phạm Văn Tráng thuộc Việt Nam Quang Phục Hội thi hành lệnh ném bom giết chết tên Việt gian Tuần phủ Nguyễn Duy Hàn ở Thái Bình. Sau năm 1928, hoạt động của Việt Nam Quốc Dân Đảng phát triển mạnh ở Thái Bình. Trong cuộc tổng khởi nghĩa tháng 2-1930, toàn dân quân do ông Đào Văn Thê chỉ huy đánh chiếm huyện Phụ Dực ngày 16 - 2.

Trước năm 1975, tỉnh Thái Bình có các huyện Hưng Nhân, Tiên Hưng, Duyên Hà, Vũ Tiên, Kiến Xương, Quỳnh Côi, Tiền Hải, Đông Quan, Phụ Dực, Thụy Anh, Thái Ninh và Thư Trì.
 

DI TÍCH

 

 

CHÙA KEO

Từ Hà Nội đi ô tô đến Nam Định, qua phà Tân Đệ rồi rẽ phải đi theo đê sông Hồng khoảng 10 km (6.25 miles) là đến chùa Keo. Đứng trên đê, du khách nhìn được toàn cảnh chùa nổi trên giữa đồng lúa xanh rờn thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư. Thờ Phật bên ngoài, bên trong thờ ông Khổng Minh Không, một vị quốc sư đời nhà Lý. Chùa rất lớn, đẹp nguy nga, cao ba tầng gồm 157 gian, đặc biệt dựng bằng gỗ liêm lắp mộng, không dùng đinh. Trước đây, chùa mở hội hàng năm, từ ngày 13 đến hết ngày Rằm tháng Chín. Toàn bộ khuôn viên chùa rộng 108.000 m2, trong đó diện tích xây dựng 17 công trình kiến trúc chiếm tới 58 m2. Gác chuông chùa Keo là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo tiêu biểu cho kiến trúc cổ Việt Nam thế kỷ 17.
Đền vua nhà Trần:
 Ở làng Thái Đường, huyện Hưng Nhân, có đền và lăng của các vị vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông. Hàng năm, dân cư trong làng làm lễ vào các ngày Rằm tháng Hai, 24 tháng Tư, Rằm tháng Tám và 16 tháng Chạp Âm lịch. Trong làng còn một con kinh do Thái Sư Trần Thủ Độ đào.

LỄ HỘI

Thái Bình là một tỉnh có nền văn hóa mang những nét rất đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ, của người Việt cổ. Trong loại hình nghệ thuật ở đây, phải kể đến hai loại là chèo và múa rối nước. Có thể nói Thái Bình là cái nôi đã sản sinh ra loại hình nghệ thuật truyền thống này. Ngoài ra còn có hát văn, hát trống cơm... nhạc cụ được sử dụng chủ yếu là kèn, sáo nhị... Thái Bình là một trong những tỉnh có nhiều di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng. Nơi đây có nhiều nghề thủ công truyền thống như chạm bạc thêu ren, dệt đũi, dệt chiếu...

Thái Bình còn có bãi biển Đồng Châu, có các đảo cồn Vành, cồn Thủ và có vườn Bách Thuận bốn mùa ngát thơm hoa trái. Đó chính là tiềm năng du lịch của tỉnh. Là một địa phương giàu truyền thống văn hóa, ở Thái Bình hàng năm có rất nhiều lễ hội.

Hội chùa Keo: Chùa Keo thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư. Hàng năm, hội chùa Keo diễn ra trong ba ngày từ ngày 13 đến 15 tháng 9 âm lịch, suy tôn Đức Thiền Sư Không Lộ là người rất giỏi phật pháp, giỏi cả pháp thuật, có công chữa bệnh cho vua Ly. Lễ hội chùa Keo diễn ra rất đông vui tấp nập với nhiều nghi lễ tôn giáo và một số tập tục cổ truyền để tưởng nhớ đến vị thiền sư có công với nước. Trong lễ hội có nhiều trò vui, hình thức biểu diễn nghệ thuật dân gian đã phản ánh được lối sống của vùng dân cư ven sông, mang màu sắc văn hóa nông nghiệp của đồng bằng Bắc bộ.



Theo Non nuoc Viet nam



                            DANH BẠ DOANH NGHIỆP TỈNH THÁI BÌNH                                                      




Các tin khác
Tổng Quan Về Tỉnh An Giang
Tổng quan về Bạc Liêu
Tổng Quan Về Bắc Kạn
Tổng quan về Bắc Giang
Tổng Quan Về Bến Tre
Tổng quan về tỉnh Bình Định
Tổng quan về Bình Phước
Tổng Quan Về Cà Mau
Tổng Quan Về Cao Bằng
Tổng quan về Đà Nẵng
Tổng Quan Về Đắk Lắk
Tổng Quan Về Đồng Nai
Tổng Quan Về Đồng Tháp
Tổng Quan Về Gia Lai
Tổng Quan Về Hậu Giang
Quay trở về    Đầu trang
Góc sản phẩm

BVLGARI BVL OMNIA AMETHYSTE 65ML 65ml

Giá Bán
1.299.000 VNĐ
Giá Gốc
1.299.000 VNĐ

Bàn ghế Inox TH129 | ban ghe inox ma so TH129

Giá Bán
5.500.000 VNĐ
Giá Gốc
5.600.000 VNĐ
Thông tin tổng quan
Xem tất cả
Quảng Cáo
Kết nối Facebook