I. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình
Lâm Đồng là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ, phía Nam
Tây Nguyên, có độ cao trung bình từ 800 — 1.000m so với mặt nước biển
với diện tích tự nhiên 9.772 km2; địa hình chủ yếu là bình sơn nguyên ,
núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên
những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật…
và những cảnh quan kỳ thú.
Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống
sông lớn; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - là khu vực năng
động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm
năng. Toàn tỉnh có thể chia thành 3 vùng với 5 thế mạnh: phát triển cây
công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp, khoáng sản, du lịch - dịch vụ và chăn
nuôi gia súc.
Toàn tỉnh hiện có 12 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Đà lạt, thị xã
Bảo Lộc và 10 huyện với 145 xã, phương, thị trấn; trong đó có 106 xã
vùng sâu, vùng xa, vùng trọng điểm nằm trong danh sách các xã đặc biệt
khó khăn theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/03/2007 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt. Thành phố Đà lạt là trung tâm hành chính — kinh tế
— xã hội của tỉnh, cách trung tâm kinh tế lớn của vùng và khu vực không
xa, hướng Nam cách thành phố Hồ Chí Minh 300 km, Biên Hoà 270 km, Vũng
tàu 340 km, hướng Đông cách cảng biển Nha Trang 210 km.
2. Khí hậu
Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió
mùa, biến thiên theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng
5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung
bình từ 18 — 250C, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm. Lượng mưa
trung bình từ 1.750 — 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm là
85 — 87%, số giờ nắng trung bình cả năm là 1.890 — 2.500 giờ, thuận lợi
cho phát triển du lịch nghĩ dưỡng và phát triển các loại cây trồng, vật
nuôi có nguồn gốc ôn đới. Đặc biệt Lâm Đồng có khí hậu ôn đới ngay
trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình và nằm không xa các trung tâm đô
thị lớn và vùng đồng bằng đông dân.
3. Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất — vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến
Lâm Đồng có 8 nhóm đất khác nhau. Đất có độ dốc dưới 25° chiếm trên
50%, đất dốc trên 25° chiếm gần 50%. Chất lượng đất đai của Lâm Đồng rất
tốt, khá màu mỡ, toàn tỉnh có khoảng 255.400 ha đất có khả năng sản
xuất nông nghiệp, trong đó có 200.000 ha đất bazan tập trung ở cao
nguyên Bảo Lộc — Di Linh thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài
ngày, trồng rau, hoa cao cấp để xuất khẩu có giá trị kinh tế cao như cà
phê: diện tích 118.000 ha, sản lượng 212.000 tấn/năm (đứng thứ 2 sau
ĐắkLăk; Chè: diện tích 26.000 ha, sản lượng 162.000 tấn/năm (đứng nhất
cả nước);dâu tằm: diện tích 6.165 ha, sản lượng 48.964 tấn/năm (đứng
nhất cả nước); Điều: diện tích 13.000 ha, sản lượng 4.800 tấn/năm(một
trong 10 tỉnh đứng đầu); Hơn 35.000 ha rau, hoa (đứng nhất cả nước);
622.000 ha rừng (tỷ lệ che phủ đạt 61,2%)
- Tài nguyên khoáng sản
Theo kết quả điều tra thăm dò, Lâm Đồng có 25 loại khoáng sản, trong
đó bauxite, bentonite, cao lanh, đá Granít, thiếc, sét, diatomite và
than bùn trữ lượng lớn, có khả năng khai thác ở quy mô công nghiệp.
Quặng bauxite ở Lâm Đồng có trữ lượng khoảng 1.234 triệu tấn, chất
lượng quặng khá tốt, điều kiện khai thác và vận chuyển khá dễ dàng. Cao
lanh có trữ lượng khoảng 520 triệu tấn, chất lượng tốt. Loại cao lanh
này có khả năng sử dụng làm sứ điện tử, sứ bền nhiệt cơ, sứ dân dụng cao
cấp, gạch samot chịu lửa, chất độn cho công nghiệp chế biến giấy, sản
xuất sunfat alumin,... Sét bentonite có trữ lượng trên 4 triệu tấn, chất
lượng rất tốt, sau khi được hoạt hóa với soda để chuyển sang bentonit
kiềm có thể sử dụng trong kỹ nghệ làm khuôn đúc, chất tẩy rửa trong công
nghiệp dầu mỡ, công nghiệp thực phẩm, chất phụ gia trong sản xuất phân
bón tổng hợp, sản xuất dung dịch bùn khoan dầu khí và khoan cọc nhồi
theo tiêu chuẩn của Mỹ và châu Âu. Than nâu và diatomite được phát hiện
tại nhiều điểm, nhưng mỏ Đại Lào (Bảo Lộc) là có khả năng khai thác
côngnghiệp với trữ lượng 8,5 triệu m3, có thể sử dụng làm chất đốt, chất
cách nhiệt, phụ gia trong sản xuất phân bón hoặc phụ gia sản xuất xi
măng…
II. Đặc điểm kinh tế-xã hội
1. Kết cấu hạ tầng
- Hệ thống cung cấp điện, nước
Nguồn điện cung cấp cho lưới điện quốc gia khá ổn định, gồm Nhà máy
thủy điện Đa Nhim (công suất 160 MW), thủy điện Suối Vàng (công suất 3,1
MW), thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi (công suất 475 MW) và thủy điện Đại
Ninh (công suất 300 MW); đang xây dựng 2 nhà máy thủy điện Đồng Nai 3,
Đồng Nai 4 (công suất 580 MW), các nhà máy điện diêzen Bảo Lộc, Di Linh,
Càn Rang với tổng công suất 4,16 MW. Hiện nay tỉnh có đã quy hoạch kêu
gọi đầu tư 60 dự án thủy điện vừa và nhỏ, 100% số xã có điện đến trung
tâm.
Hệ thống cấp nước đã hoàn thiện tương đối tốt, hiện có: nhà máy cấp
nước Đà Lạt, công suất 35.000 m3/ngày-đêm; hệ thống cấp nước thị xã Bảo
Lộc, công suất 10.000 m3/ngày-đêm; hệ thống cấp nước huyện Đức Trọng,
công suất 2.500 m3/ngày-đêm; hệ thống cấp nước huyện Di Linh, công suất
3.500 m3/ngày-đêm; hệ thống cấp nước huyện Lâm Hà, công suất 6.000
m3/ngày-đêm. Đồng thời với việc cấp nước, hệ thống xử lý nước thải công
nghiệp và sinh hoạt đang được hoàn thiện.
- Giao thông, thông tin liên lạc
Với tổng chiều dài đường bộ trên 1.700 km, hiện nay hệ thống giao
thông đường bộ của huyện đã đến tất cả các xã và cụm dân cư. Các tuyến
QL 20, 27, 28, 55,723 nối liền Lâm Đồng với vùng Đông Nam Bộ, thành phố
Hồ Chí Minh, các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, các tỉnh duyên hải Nam
Trung Bộ, các tỉnh duyên hải miền trung tạo cho Lâm Đồng có mối giao
thông kinh tế xã hội bền chặt với các vùng, đặc biệt hiện nay chính phủ
đã phê duyệt chủ trương cho đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc từ Dầu
giây đi Đà lạt và tuyến đường Đông Trường Sơn từ Đà lạt đi Quảng Nam và
các tỉnh trong khu vực. Cảng hàng không quốc tế Liên Khương nằm cách
trung tâm thành phố ĐàLạt 30 km được nâng cấp thành sân bay quốc tế với
đường băng dài 3.250 m có thể tiếp nhận các loại máy bay tầm trung như
A.320, A.321 hoặc tương đương. Đoạn đường từ sân bay Liên Khương đến Đà
Lạt đang được nâng cấp thành đường cao tốc. Tuyến đường mới (723) nối
giữa 2 thành phố Đà Lạt và Nha trang có chiều dài 140 km đã được đầu tư
rút ngắn khoảng cách và thời gian giữa 2 trung tâm du lịch lớn.
Hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính - viễn thông hiện đại, đáp ứng
tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và các nhà đầu
tư. Đến hết năm 2007, 100% xa đã có điện thoại, 105 điểm bưu điện văn
hoá xã. Có 229.000 máy điện thoại (20 máy/100 dân)
2. Nguồn nhân lực
Dân số toàn tỉnh có đến cuối năm 2007 là 1.207.087 người, trong đó
lao động trong độ tuổi là 699.400 người, lao động có việc làm là 649.000
người, lao động được đào tạo là 167.856 người, lao động công nghiệp là
91.000 người. Lâm Đồng là miền đất hội tụ nhiều dân tộc anh, em trong cả
nước với trên 40 dân tộc khác nhau cư trú và sinh sống, trong đó đông
nhất người Kinh chiếm khoảng 77%, đến người K’Ho chiếm 12%, Mạ chiếm
2,5%, Nùng chiếm gần 2%, Tày chiếm 2%, Hoa chiếm 1,5%, Chu-ru 1,5% ...,
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh co 02 trường Đại học, 01 trường CĐSP, 01
trường Trung học y tế, 02 trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật, 02 trường
dạy nghề (01 trường Cao đẳng, 01 trường Trung cấp), hàng năm cung cấp
hàng nghìn lao động có tay nghề cho địa phương. Ngoài ra còn có nhiều
trung tâm nghiên cứu của Trung ương đóng trên địa bàn như: Viện nghiên
cứu hạt nhân, Phân viện sinh học, đã góp phần đáng kể trong việc ứng
dụng nghiên cứu khoa học kỹ thuật vào sản xuất của tỉnh.
Hàng năm lực lượng lao động được bổ sung thêm khoảng 5.000 người từ
các trường Kỹ thuật, dạy nghề, Đại học và Cao đẳng đóng trên trên địa
bàn tỉnh và gần 50% trong số 10.000 học sinh tốt nghiệp phổ thông trung
học hàng năm.
Quy mô dân số tăng lên hàng năm kéo theo tỷ lệ dân số trong độ tuổi
lao động ngày càng tăng, tạo điều kiện bổ sung lực lượng lao động cho xã
hội.
Theo http://w3.lamdong.gov.vn