- Ảnh - Vật tư ngành ảnh
- Phần mềm - thiết kế website
- Bảo Hộ Lao Động
- Bao bì - In Ấn - Tạo mẫu
- Công nghệ thông tin
- Cơ khí
- Da - Giầy
- Điện - Điện tử
- Du học - Dạy nghề
- Dệt may - Nguyên phụ liệu may mặc
- Thời trang - Đồng phục
- Khách sạn - Nhà hàng
- Dịch vụ Du lịch
- Thủ công mỹ nghệ
- Gốm sứ
- Quà tặng - Đồ lưu niệm
- Địa ốc - Bất động sản
- Giám định hàng hóa & Dịch vụ tư vấn
- Hóa chất - Nhiên liệu
- Hàng tiêu dùng - Gia dụng
- Máy móc - Thiết bị
- Mỹ phẩm - Thẩm mỹ viện
- Xử lý & Vệ sinh mội trường
- Nông, Lâm, Ngư Nghiệp
- Ô Tô - Xe máy
- Rượu bia - Nước giải khát
- Thủy hải sản
- Thực phẩm chế biến
- Tài chính - Ngân hàng - Bảo Hiểm
- Triển lãm - Quảng cáo
- Vận tải - Giao nhận hàng hóa
- Viễn thông - Bưu chính
- Vàng bạc - Trang sức
- Văn phòng - Văn hóa phẩm
- XD - Vật liệu XD
- Nội - Ngoại thất
- Y tế - Dược phẩm - Thiết bị
- Vệ Sinh - Chăm sóc Mẹ & Bé
- Các ngành nghề khác
Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc
vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung. Phía Bắc giáp thành phố
Đà Nẵng; phía Đông giáp biển Đông với trên 125 km bờ biển; phía Nam giáp
tỉnh Quảng Ngãi; phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước Cộng hoà dân chủ
nhân dân Lào. Quảng Nam có 14 huyện và 2 thị xã, trong đó có 08 huyện
miền núi là Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Nam Trà My, Bắc Trà My,
Phước Sơn, Hiệp Đức và Tiên Phước. Diện tích tự nhiên 10.406,83 km2, dân
số xấp xỉ 1.5 triệu người. Quảng Nam ở vào vị trí trung độ của đất
nước, nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường sắt, đường bộ và
đường biển và đường hàng không, có đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 14D, 14B,
14E nối đồng bằng ven biển qua các huyện trung du miền núi của tỉnh đến
biên giới Việt - Lào và các tỉnh Tây Nguyên; trong tương lai gần sẽ nối
với hệ thống đường xuyên Á tạo vị trí thuận lợi cho tỉnh về giao lưu
kinh tế với bên ngoài. Địa hình tỉnh Quảng Nam tương đối phức
tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, hình thành 3 vùng sinh thái: vùng núi
cao, vùng trung du, vùng đồng bằng và ven biển; mặt khác bị chia cắt
theo các lưu vực sông Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ,... đã tạo nên các tiểu
vùng có những nét đặc thù như: Vùng ven biển đa phần là đất cát, sản xuất chủ yếu là hoa màu, trồng rừng chống cát bay, nuôi trồng và đánh bắt hải sản,... Trong quá trình công nghiệp hoá thì vùng này có lợi thế về mặt bằng xây dựng thuận lợi, gần các sân bay, bến cảng, các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và lưới điện quốc gia. Vùng Trung du với độ cao trung bình 100 m, địa hình đồi bát úp xen kẽ các dải đồng bằng, thuộc miền Tây các huyện Thăng Bình, Duy Xuyên, Đại Lộc, Quế Sơn... Nhân dân có truyền thống trồng lúa, màu, cây công nghiệp, chăn nuôi, trồng rừng, khai thác khoáng sản nhỏ. Đây còn là vùng có sự đa dạng về khoáng sản như: vàng và vàng sa khoáng đã và đang được khai thác ở Bồng Miêu, Du Hiệp, Trà Dương, Dốc Kiền với sản lượng có thể khai thác hàng trăm kg/năm; than đá ở Nông Sơn, Ngọc Kinh, An Điềm trữ lượng trên 10 triệu tấn. Ngoài ra còn có các nguồn phi khoáng phục vụ cho phát triển vật liệu xây dựng. Vùng miền núi gồm 08 huyện phía
Tây của tỉnh, là vùng núi cao, đầu nguồn các lưu vực sông, nơi cư trú
của đồng bào các dân tộc ít người. Nhân dân sống chủ yếu bằng sản xuất
nông lâm nghiệp với phương thức canh tác lạc hậu. Thế mạnh của vùng là
rừng, cây công nghiệp dài ngày và chăn nuôi đại gia súc. Vùng có các khu
rừng đặc sản như sâm Trà Linh, quế Trà My, Phước Sơn, có những khu vực
đất đai thuận lợi cho phát triển cây cao su (Hiệp Đức), tiêu (Tiên
Phước) và các cây công nghiệp dài ngày khác tạo điều kiện để hình thành
các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm. Tài nguyên rừng: Hiện nay đất đai diện tích rừng tự nhiện tại tỉnh Quảng Nam còn khoảng 388,8 nghìn ha với trữ lượng gỗ khoảng 30 triệu m3 và 50 triệu cây tre nứa, trong đó rừng giàu có khoảng 10 nghìn ha, phân bố chủ yếu ở các đỉnh núi cao, giao thông đi lại khó khăn; diện tích rừng còn lại chủ yếu là rừng nghèo, rừng trung bình và rừng tái sinh trữ lượng gỗ trung bình khoảng 69 m3/ha, đường kính nhỏ chưa thể khai thác. Ngoài gỗ (sản lượng khai thác có thể đạt trên dưới 80.000 m3/năm), còn có các loại lâm sản quí như trầm, quế, sâm, trẩu, song mây, Khí hậu: Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 20-21oC, không có sự cách biệt lớn giữa các tháng trong năm. Lượng mưa trung bình 2000-2500mm, nhưng phấn bố không đều theo thời gian và không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng, mưa tập trung vào các tháng 9 - 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm; mùa mưa trùng với mùa bão, nên các cơn bão đổ vào miền Trung thường gây ra lở đất, lũ quét ở các huyện trung du miền núi và gây ngập lũ ở các vùng ven sông. Tài nguyên nước kết hợp với thuỷ điện : Hệ thống sông ngòi nằm trên địa phận tỉnh Quảng Nam có tổng chiều dài 900 km, trong đó có 337 km đã đưa vào khai thác, bao gồm 9 con sông chính. Nguồn nước mặt lớn với diện tích lưu vực sông: Vu Gia: 5500km2, Thu Bồn 3350 km2, Tam Kỳ 800 km2, Cu Đê 400km2, Tuý Loan 300 km2, LiLi 280 km2 ..., lưu lượng dòng chảy sông Vu Gia 400m3/s, Thu Bồn 200m3/s... Có thể nói Quảng Nam là địa bàn có điều kiện thuận lợi về cung cấp nước cho phát triển sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác cũng như dân sinh. Sông Quảng Nam có dòng chảy luôn luôn thay đổi, luân chuyển dòng và bị bồi lắng hoặc xói lở vào mùa mưa lũ. Vấn đề quan trọng là phải xây dựng các công trình thuỷ lợi ở thượng lưu các con sông kết hợp xây dựng các trạm thuỷ điện vừa và nhỏ (thuỷ điện Sông Tranh I, Sông Tranh II, Sông AVương, Sông Bung...), nhằm hạn chế lũ lụt và cung cấp nước về mùa khô cho vùng đồng bằng ven biển, tạo tiền đề bền vững cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, đô thị và nước sạch cho dân cư, đô thị. Tài nguyên thuỷ sản: Quảng Nam có bờ biển dài trên 125 km và thềm lục địa rộng lớn, có nguồn hải sản phong phú thuộc vùng biển Nam Trung bộ. Theo số liệu của Viện Quy hoạch thuỷ sản thì vùng biển Nam Trung bộ có trữ lượng cá 42 vạn tấn, khả năng đánh bắt hàng năm 20 vạn tấn, trữ lượng mực 7000 tấn, tôm biển 4000 tấn. Qua đó có thể thấy Quảng Nam có điều kiện để phát triển ngành đánh bắt xa bờ cũng như khai thác tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng ven sông, ven biển và ở đảo Cù Lao Chàm,... Tài nguyên khoáng sản: Theo đánh giá chung thì nguồn tài nguyên khoáng sản của Quảng Nam là một tiềm năng đang được khai thác, mang lại hiệu quả kinh tế cho tỉnh với nhiều loại đa dạng và phong phú. Trong đó đáng kể là: Than đá ở Nông Sơn trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, đã và đang khai thác với sản lượng năm cao nhất đạt khoảng 5 vạn tấn/năm. Ngoài ra còn có mỏ than Ngọc Kinh (trữ lượng khoảng 4 triệu tấn), nhưng đã ngừng khai thác từ năm 1994 vì không có khả năng khai thác công nghiệp; Vàng gốc và sa khoáng ở Bồng Miêu, Du Hiệp, Trà Dương; riêng ở Bồng Miêu đã và đang khai thác với sản lượng khoảng vài trăm kg/năm; Cát trắng công nghiệp là khoáng sản có trữ lượng lớn, phân bố chủ yếu ở khu vực các huỵên Thăng Bình, Núi Thành;Trên địa bàn Quảng Nam đã thăm dò được 18 mỏ nước khoáng và nước ngọt có chất lượng tốt. Các loại khoáng sản như khí mê tan, uranium, nguyên liệu làm xi măng (đá vôi) được đánh giá là giàu nhất trong các tỉnh phía Nam. Ngoài ra các khoáng sản khác như đá granít, đất sét, cát sợi titan, thiếc, cao lanh, mi ca và các loại nguyên liệu cung cấp cho xây dựng, sành sứ, thuỷ tinh,... được phân bố tại nhiều nơi trong tỉnh. Tài nguyên Du lịch biển: Có biển và trên 125 km bờ biển với nhiều bãi tắm sạch đẹp ở khu vực Điện Bàn, Hội An, Tam Kỳ,... Ngoài ra còn có 15 hòn đảo lớn nhỏ ngoài khơi, 10 hồ nước (với 6000 ha mặt nước, khoảng 11000 ha rừng xung quanh khu vực hồ và 40 đảo trong các hồ) là một trong những tiềm năng lớn để phát triển du lịch Quảng Nam. Môi trường không bị ô nhiễm, độ dốc ít, cát mịn và độ mặn vừa phải, nước biển xanh và đặc biệt khí hậu biển rất lý tưởng cho phát triển các loại hình du lịch nghỉ biển và nghỉ cuối tuần. Ngoài ra hai di sản văn hoá thế giới là Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và nhiều địa điểm di tích lịch sử và văn hoá (theo thống kê Quảng Nam có khoảng 61 điểm du lịch) cùng với nhiều loại hình hoạt động văn hoá (như hát tuồng, hát đối) và các quần thể kiến trúc khác như chứng tích Núi Thành,... tạo nên những điểm thu hút khách du lịch đến thăm quan, tìm hiểu. Bên cạnh đó các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống độc đáo và những vùng ruộng, đồng, sông nước giữ nguyên nét điển hình của làng quê Việt Nam, hội đủ các yếu tố phát triển du lịch đồng quê, du lịch vườn, làm đa dạng các loại hình du lịch, tạo thêm sức hấp dẫn đối với du khách. Ngày 1/1/1997, tỉnh Quảng Nam được
chính thức tái lập. Với vị trí địa lý của mình, Quảng Nam có nhiều điều
kiện kinh tế thuận lợi trong quan hệ và giao lưu kinh tế với các địa
phương trong cả nước cũng như với các nước láng giềng. Hơn thế nữa,
Quảng Nam còn là một trong số rấ ít địa phương trong cả nước có sân bay,
cảng biển, đường sắt và quốc lộ, đồng thời là nơi triển khai mô hình
Khu kinh tế mở đầu tiên trong cả nước với những chính sách ưu đãi đầu tư
hấp dẫn. Theo http://www.quangnambusiness.gov.vn |
Bán Đông trùng hạ thảo 999 - Tăng cường sinh lực và miễn dịch cho cơ thể
Giá Bán
700.000 VNĐ
Giá Gốc
|
Két sắt Hàn Quốc HANMI SAFE - HS-49C
Giá Bán
3.800.000 VNĐ
Giá Gốc
|