Tổng Quan Về Lai Châu
Lai Châu là tỉnh nằm phía tận cùng Tây Bắc của Việt Nam Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Đông giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái, phía Nam giáp tỉnh Điện Biên và Sơn La, cách thủ đô Hà Nội khoảng 450 km theo đường bộ về phía Tây. Lai Châu có 273 km đường biên giới với cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng và nhiều lối mở trên tuyến biên giới Việt – Trung trực tiếp giao lưu với các lục địa rộng lớn phía Tây Nam (Trung Quốc); được gắn với khu vực tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh bằng các tuyến Quốc lộ 4D, 70, 32 và đường thuỷ sông Đà
|
Tổng Quan Về Khánh Hòa
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ của nước ta, có phần lãnh thổ trên đất liền nhô ra xa nhất về phía biển Đông. Phía bắc giáp tỉnh Phú Yên, điểm cực bắc: 12052'15'' vĩ độ bắc. Phía nam giáp tỉnh Ninh Thuận, điểm cực nam: 11042' 50'' vĩ độ bắc.
Phía tây giáp tỉnh Đăk Lắk, Lâm đồng, điểm cực tây: 108040’33'' kinh độ đông.
|
Tổng Quan Về Hà Tĩnh
Hà Tĩnh như một bức tranh thu nhỏ của dải đất miền Trung nói riêng và nước Việt nói chung, tựa lưng vào dãy Trường Sơn và hướng ra biển Đông, với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và di tích, danh thắng tiêu biểu, có giá trị tầm cỡ quốc gia và quốc tế như bãi biển Thiên Cầm, Xuân Thành, Kỳ Ninh, Mũi Đao, hồ Kẻ Gỗ, chùa Hương Tích, núi Hồng Lĩnh 99 ngọn kéo dài trên địa bàn 34 xã ở các huyện Nghi Xuân, Can Lộc và thị xã Hồng Lĩnh, nhiều di tích lịch sử, văn hoá được công nhận cấp Quốc gia; Có hệ thống giao thông thuỷ bộ thuận tiện, nguồn tài nguyên và nhân lực dồi dào, nhiều chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư ... Hà Tĩnh đang nỗ lực vươn lên, mở rộng vòng tay chào đón bè bạn.
|
Tổng quan về Bắc Giang
Bắc Giang có nhiều tên gọi và quy mô hành chính khác nhau, tên gọi “Bắc Giang” xuất hiện đầu tiên trên bản đồ hành chính vào thời nhà Lý (thế kỷ XI - XIII). Lúc đó, Bắc Giang là một trong 24 lộ (tên đơn vị hành chính) của cả nước, gần trùng với địa giới hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay.
|