- Ảnh - Vật tư ngành ảnh
- Phần mềm - thiết kế website
- Bảo Hộ Lao Động
- Bao bì - In Ấn - Tạo mẫu
- Công nghệ thông tin
- Cơ khí
- Da - Giầy
- Điện - Điện tử
- Du học - Dạy nghề
- Dệt may - Nguyên phụ liệu may mặc
- Thời trang - Đồng phục
- Khách sạn - Nhà hàng
- Dịch vụ Du lịch
- Thủ công mỹ nghệ
- Gốm sứ
- Quà tặng - Đồ lưu niệm
- Địa ốc - Bất động sản
- Giám định hàng hóa & Dịch vụ tư vấn
- Hóa chất - Nhiên liệu
- Hàng tiêu dùng - Gia dụng
- Máy móc - Thiết bị
- Mỹ phẩm - Thẩm mỹ viện
- Xử lý & Vệ sinh mội trường
- Nông, Lâm, Ngư Nghiệp
- Ô Tô - Xe máy
- Rượu bia - Nước giải khát
- Thủy hải sản
- Thực phẩm chế biến
- Tài chính - Ngân hàng - Bảo Hiểm
- Triển lãm - Quảng cáo
- Vận tải - Giao nhận hàng hóa
- Viễn thông - Bưu chính
- Vàng bạc - Trang sức
- Văn phòng - Văn hóa phẩm
- XD - Vật liệu XD
- Nội - Ngoại thất
- Y tế - Dược phẩm - Thiết bị
- Vệ Sinh - Chăm sóc Mẹ & Bé
- Các ngành nghề khác
(DosBP) Bình Phước là một tỉnh miền núi ở phía Tây của vùng Đông Nam
Bộ, phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây
Ninh và Campuchia, phía Nam giáp tỉnh Bình Dương và phía Bắc tỉnh Đắk
Lắk và Campuchia. Bình Phước không chỉ là địa phương có nhiều cảnh quan
tự nhiên còn đang dấu mình trong các khu rừng bạt ngàn như thác Mơ, hồ
Sóc Xiêm, núi Bà Rá... mà còn là một trong những địa phương có nhiều địa
danh gắn liền với các sự kiện lịch sử quan trọng trong những năm kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ...
1. Vị trí địa lý Bình Phước là một tỉnh miền núi ở phía Tây của vùng Đông Nam Bộ, phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia, phía Nam giáp tỉnh Bình Dương và phía Bắc tỉnh Đắk Lắk và Campuchia.
2. Đặc điểm địa hình Địa hình vùng lãnh thổ Bình Phước là cao nguyên ở phía Bắc và Đông Bắc, dạng địa hình đồi núi, thấp dần về phía Tây và Tây Nam.
3. Khí hậu Bình Phước nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,8oC - 26,2oC.II. Tài nguyên thiên nhiên (*) 1. Tài nguyên đất Tỉnh Bình Phước có tổng diện tích tự nhiên là 6.855,99 km2, có 7 nhóm đất chính với 13 loại đất. Theo phân loại, đất chất lượng cao trở lên có 420.213 ha, chiếm 61,17% tổng diện tích đất tự nhiên, đất có chất lượng trung bình là 252.066 ha, chiếm 36,78% diện tích đất tự nhiên và đất có chất lượng kém, hoặc cần đầu tư chỉ có 7.884 ha, chiếm 1,15% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Rừng của tỉnh Bình Phước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái của vùng Đông Nam Bộ, có tác dụng tham gia điều hoà dòng chảy của các con sông.
2 .Tài nguyên rừng Tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh Bình Phước chiếm 351.629 ha, bằng 51,3% tổng diện tích đất toàn tỉnh. Trong đó đất có rừng là 165.701 ha, bằng 47,12% so diện tích đất lâm nghiệp. Vị trí của rừng tỉnh Bình Phước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái của vùng Đông Nam Bộ, có tác dụng tham gia điều hoà dòng chảy của các con sông. 3. Tài nguyên khoáng sản Đã phát hiện được 91 mỏ, điểm quặng, điểm khoáng với 20 loại khoáng sản có tiềm năng triển vọng khác nhau thuộc 4 nhóm: nguyên liệu phân bón, kim loại, phi kim loại, đá quý và bán quý. Trong đó nguyên vật liệu xây dựng (đá, cát, sét, laterit, puzơlan), cao lanh, đá vôi… là loại khoáng sản có triển vọng và quan trọng nhất của tỉnh.
III. Tiềm năng kinh tế (*) 1. Tiềm năng du lịch Phát triển du lịch gắn với việc bảo vệ và tôn tạo cảnh quan, môi trường sinh thái các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh như rừng văn hoá lịch sử núi Bà Rá, hồ Suối Cam, hồ Suối Lam, trảng cỏ Bàu Lạch… Tỉnh đã tập trung tôn tạo, sửa chữa, nâng cấp một số di tích lịch sử như: căn cứ Bộ Chỉ huy Miền… Đang tập trung xây dựng khu du lịch Bà Rá - thác Mơ (đã và đang đầu tư xây dựng 18 km đường quanh núi Bà Rá, ký hợp đồng đầu tư tuyến cáp treo với số vốn đầu tư khoảng 48 tỷ đồng).
2. Những lợi thế so sánh Bình Phước có điều kiện tự nhiên, khí hậu, đặc biệt là đất có chất lượng cao chiếm tới 61% diện tích rất phù hợp với các loại cây công nghiệp có giá trị cao như cao su, điều, cà phê, tiêu và một số cây trồng hàng năm như bắp, mì, đậu đỗ. Đây là yếu tố cơ bản nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu phong phú để phát triển công nghiệp chế biến, xuất khẩu. Có nguồn tài nguyên khoáng sản, trong đo đáng lưu ý là mỏ đá vôi Tà Thiết cung cấp nguyên liệu cho sản xuất xi măng, cao lanh, đá xây dựng, sét, gạch ngói… đảm bảo cho nhu cầu phát triển trong tỉnh. Tỉnh cũng có tiềm năng lớn về rừng và đất rừng có thể phát triển và khai thác có hiệu quả tiềm năng này. Bình Phước có vị trí địa lý, có điều kiện kết cấu hạ tầng tuy mới bước đầu hình thành (viễn thông, điện, giao thông…) nhưng tương đối thuận lợi cho phát triển. Về điện có đường điện 500 KV di qua, có thuỷ điện thác Mơ công suất 150 MW và thuỷ điện Cần Đơn công suất 72 MW đang bắt đầu xây dựng. Về giao thông, ngoài các tuyến nội tỉnh khá thuận lợi, còn hai đường quốc lộ lớn xuyên suốt và nối liền tỉnh Bình Phước với các tỉnh trong cả nước, nước bạn Campuchia và đặc biệt là mở ra hướng giao lưu kinh tế - xã hội với các vùng Tây Nguyên và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đó là những lợi thế so sánh nổi trội của tỉnh, tiền đề cho tỉnh phát triển vững chắc kinh tế - xã hội.Tài nguyên đất - khoáng sản 1. Tài nguyên đất đai Tỉnh Bình Phước có tổng diện tích đất tự nhiên là 685.735ha, có 7 nhóm chính với 13 loại đất. Đất có chất lượng cao trở lên (Đất đen, đất đỏ bazan, đất phù sa) chiếm 61,13% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, đất chất lượng trung bình chiếm 36,90%. Là một trong những tỉnh có chất lượng đất khá tốt so với cả nước và là điều kiện hết sức quan trọng trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh. 2. Tài nguyên khoáng sản Tài nguyên khoáng sản được phân bố rải rác chủ yếu vùng phía tây và một ít ở trung tâm. Đã phát hiện được 91 mỏ, điểm quặng, điểm khoáng hoá với 20 loại khoáng sản có tiềm năng triển vọng khác nhau thuộc 4 nhóm: nguyên liệu phân bón, kim loại, phi kim loại, đá quý và bán quý. Trong đó nguyên vật liệu xây dựng (đá, cát, sét, laterit, puzơlan) kaolin, đá vôi...là loại khoáng sản có triển vọng và quan trọng nhất của tỉnh. Cụ thể: Có 4 mỏ quặng Bauxít trên bề mặt diện tích 13.400ha; 6 điểm khoáng hoá; 26 mỏ đá xây dựng; 3 mỏ cát, cuội, sỏi; 11 mỏ sét gạch ngói; 15 điểm mỏ Laterit và vật liệu san lấp; 5 mỏ kaolin; 2 mỏ đá vôi xi măng có quy mô lớn; 2 mỏ sét ximăng và laterit; 6 mỏ puzơlan; 2 mỏ laterit; 2 mỏ đá quý và 4 mỏ bán đá quý.Hiện nay tỉnh mới chỉ khai thác một số mỏ như đá vôi, đá xây dựng, cát sỏi, sét gạch ngói đáp ứng một phần cho sản xuất tiêu dùng, xây dựng trong tỉnh, còn lại các mỏ khác đang tiến hành thăm dò để có cơ sở đầu tư khai thác. 3.Tài nguyên rừng Tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh chiếm 51,32% trong tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Trong đó đất có rừng chiếm 48,37% so diện tích đất lâm nghiệp và bằng 24,82% diện tích tự nhiên của tỉnh. Vị trí rừng của tỉnh đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái tạo điều kiện tốt cho việc thực hiện chiến lược kinh tế xã hội của vùng Đông nam bộ nói chung và các tỉnh lân cận nói riêng. Rừng Bình Phước có tác dụng tham gia điều hoà dòng chảy của các con sông lớn như Sông Bé, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai. Giảm lũ lụt đột ngột đối với các tỉnh vùng ven biển và đảm bảo nguồn sinh thuỷ trong mùa khô kiệt.Tài nguyên nước - khí hậu 1.Khí hậu Tỉnh Bình Phước nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. - Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,8 - 26,2oC . Nhiệt độ bình quân thấp nhất 21,5 - 22oC . Nhiệt độ bình quân cao nhất từ 31,7 - 32,2oC . Nhìn chung sự thay đổi nhiệt độ qua các tháng không lớn, song chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm thì khá lớn, khoảng 7 đến 9oC nhất là vào các tháng mùa khô. Nhiệt độ cao nhất vào các tháng 3,4,5 (từ 37-37,2oC) và thấp nhất vào tháng 12 là 19oC. - Nằm trong vùng dồi dào nắng. Tổng số giờ nắng trong năm từ 2400 - 2500 giờ. Số giờ nắng bình quân trong ngày từ 6,2 - 6,6 giờ. Thời gian nắng nhiều nhất vào tháng 1,2,3,4 và thời gian ít nắng nhất vào tháng 7,8,9. - Lượng mưa bình quân hàng năm biến động từ 2045 - 2325 mm. Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 - 11, chiếm 85-90% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa lớn nhất 376mm (tháng 7). Mùa khô từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 5 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 10 - 15% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 2,3. Lượng bốc hơi hàng năm khá cao từ 1113 - 1447mm. Thời gian kéo dài quá trình bốc hơi lớn nhất vào tháng 2,3,4. - Do chế độ mưa theo mùa nên biên độ giao động về độ ẩm không khí giữa mùa mưa và mùa khô khá lớn. Độ ẩm trung bình hàng năm từ 80,8 - 81,4%. Bình quân năm thấp nhất là 45,6 - 53,2%, tháng có độ ẩm cao nhất là 88,2%, tháng có độ ẩm thấp nhất là 16%.2. Nguồn nước Nguồn nước mặt: có hệ thống sông suối tương đối nhiều với mật độ 0,7 - 0,8km/km2, bao gồm sông Sài gòn, Sông Bé, sông Đồng Nai, sông Măng và nhiều suối lớn. Ngoài ra còn có một số hồ, đập như hồ Suối Lam, hồ Suối Cam, đập nước thuỷ điện Thác Mơ (dung tích 1,47 tỷ m3 ), đập thuỷ điện Cần Đơn, đập thuỷ điện Sork phú miêng.v.v.. - Nguồn nước ngầm: các vùng thấp dọc theo các con sông và suối, nhất là phía Tây Nam tỉnh, nguồn nước khá phong phú có thể khai thác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tầng chứa nước Bazal (QI-II) phân bố trên quy mô hơn 4000km2 , lưu lượng nước tương đối khá 0,5 - 16 l/s, tuy nhiên do biến động lớn về tính thấm nên tỷ lệ khoan khai thác thành công không cao. Tầng chứa nước Pleitocen (QI-III), đây là tầng chứa nước có trữ lượng lớn, chất lượng nước tốt, phân bố vùng Bình Long và nam Đồng Phú. Tầng chứa nước Plioxen (N2) lưu lượng 5-15 l/s, chất lượng nước tốt. Ngoài ra còn có tầng chứa nước Mezozol (M2) phân bố ở vùng đồi thấp (từ 100-250m).Tiềm năng du lịch - thương mại 1.Bình Phước vùng đất có nền văn hoá lâu đời Bình phước là một tỉnh miền núi, dân tộc và biên giới ở khu vực Đông Nam bộ. Với tổng diện tích tự nhiên 6.854 km2 , dân số hơn 800.000 người bao gồm 41 dân tộc anh em sinh sống. Tỉnh có nhiều di tích lịch sử, di chỉ khảo cổ lâu đời và rất nhiều các danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Đặc biệt, con người nơi đây rất hiếu khách và nhân hậu. Tất cả những nét đó tạo nên một Bình Phước vừa thơ mộng vừa cổ kính lại đa dạng về bản sắc văn hóa. Bình phước mong muốn được đón chào các nhà đầu tư và du khách đến tìm hiểu và khám phá tiềm năng kinh tế du lịch 2. Những tiềm năng du lịchTừ lâu Bình Phước đã được nhiều người biết đến là một vùng đất có nền văn hóa tiền sử lâu đời. Nhiều di chỉ khảo cổ đã được phát hiện và nghiên cứu có niên đại cách đây 2.000 năm như: đàn đá, thành đất cổ, các công cụ bằng đá, gốm thuộc nền văn minh thời kì tiền sử. Bên cạnh đó, tỉnh còn có nhiều di tích lịch sử của trung ương gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc như: Phú Riềng với phong trào đấu tranh của công nhân cao su Phú Riềng trong kháng chiến chống Pháp; Nhà tù Bà Rá vùng rừng thiêng nước độc mà thực dân Pháp giam cầm những chiến sỹ cách mạng yêu nước Việt Nam; Khu căn cứ quân ủy bộ tư lệnh của các lực lượng vũ trang của Miền Nam Việt Nam; Sóc Bom Bo với hình ảnh đồng bào dân tộc S'tiêng ngày đêm giã gạo nuôi quân đánh giặc... và biết bao địa danh đã che chở cho cán bộ chiến sỹ ta trong hai cuộc chiến chống ngoại xâm. Ngoài những di tích in đậm dấu ấn lịch sử đó, Bình Phước còn là nơi có nhiều cảnh quan tự nhiên đang dấu mình trong các khu rừng bạt ngàn như thác Mơ, Hồ Sóc Xiêm, Núi Bà Rá, khu di tích suối Lam, rừng nguyên sinh Bù Gia Mập, vườn quốc gia Cát Tiên... Đến với Bình Phước du khách sẽ có dịp được chiêm ngưỡng một ngọn núi Bà Rá với cây cối xanh tươi, rậm rạp mang đầy vẻ hoang sơ và hùng vĩ. Đứng ở lưng chừng núi có thể phóng tầm mắt của mình về thị trấn Thác Mơ xinh đẹp, nép mình dưới những rặng cây xanh, xa xa hồ Thác Mơ lãng đãng trong làn sương mỏng. Một thủy điện Thác Mơ - nơi lý tưởng cho những giờ phút thư giãn với cảnh trí thiên nhiên hài hòa, thơ mộng, xung quanh hồ được bao bọc bởi đồi núi nhấp nhô, bóng cây mát rượi. Giữa lòng hồ mênh mông có 10 hòn đảo nhỏ đủ các loại hình vui chơi giải trí, dã ngoại, du thuyền... Một Phú Riềng Đỏ du khách sẽ được sống lại những ngày tháng đấu tranh hào hùng của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng. Một Sóc Bom Bo đã đi vào nhạc của Xuân Hồng như huyền thoại oanh liệt về một căn cứ hậu phương vững chắc. Sân bay Lộc Ninh còn in dấu trận đánh lớn giải phóng Lộc Ninh và bước chân các phái đoàn quân sự Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa Miền Nam Việt Nam đi dự Hội nghị bốn bên tại Sài Gòn. 3.000 ngôi mộ nằm trong lòng thị trấn An Lộc-Bình Long là minh chứng cho lòng dũng cảm, sự kiên cường của quân và dân ta trong chiến dịch mùa hè đỏ lửa năm 72. Khu du lịch thác số 4, hồ sóc Xiêm, Khu du lịch suối Lam, kho xăng Lộc Quang, rất nhiều lễ hội văn hóa... và con người Bình Phước luôn mở rộng cửa đón chào các du khách đến tham quan và khám phá. 3.Một số dự án thương mại - du lịch kêu gọi đầu tư1. Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư : Tại huyện Lộc Ninh – Bình Phước, Tổng số vốn đầu tư 5.00 tỷ VND(bao gồm các hạng mục: khu quản lý hành chính cửa khẩu, Khu vui chơi giải trí, khu trung tâm thị trấn, khu du lịch sinh thái, khu dân cư...). Điện thoại liên hệ: 0651.885325 hoặc 0651.879253 2. Khu du lịch sinh thái Bà Rá - Thác Mơ : tại khu du lịch núi Bà Rá, đảo Khỉ trên hồ Thác Mơ, lòng hồ Thác Mơ thuộc Phước Long - Bình Phước với tổng số vốn đầu tư khoảng 30 triệu USD. Dự án bao gồm 1 số hạng mục chính: Xây dựng cáp treo, , làng du lịch, làng kiến trúc, khách sạn trên núi Bà Rá, các hạng mục tâm linh... Điện thoại liên hệ: 0651.870032 hoặc 0651.8792353. Dự án khu căn cứ Quân ủy – BCH Miền (B2): Thuộc xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh. Với tổng vốn đầu tư khoảng 350 tỷ VND. Nhằm bảo tồn rừng đầu nguồn sông Sài Gòn... Điện thoại liên hệ: 0651.870031, fax: 0651.870235. 4. Dự án khu du lịch sinh thái, thể thao trảng cỏ Bù Lạch - thác Voi - cụm thác trên sông Đồng Nai: Tại xã Đồng Nai - Huyện Bù Đăng - Bình Phước nhằm bảo tồn vùng đệm vườn quốc gia Cát Tiên, phát triển khu du lịch sinh thái, thể thao... Với số vốn đầu tư khoảng 20 triệu USD, điện thoại liên hệ: 0651.885326IV. Dân số (**) - Theo kết qủa Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy, vào thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2009 dân số tỉnh Bình Phước có 218.590 hộ, 873.598
người, trong đó nam 442.471 người (chiếm 50,6%), nữ 431.127 người
(chiếm 49,4%) tổng dân số. Như vậy, sau 10 năm, kể từ đợt Tổng điều tra
dân số và nhà ở năm 1999, dân số tỉnh Bình Phước tăng 219.672 người,
bình quân mỗi năm tăng gần 22 ngàn người. Bình Phước là một tỉnh có tốc
độ tăng dân số bình quân cao, đứng thứ 4/63 tỉnh, thành phố (chỉ sau
Tp.Hồ Chí Minh, Bình Dương và Kon Tum), tốc độ tăng dân số bình quân
hàng năm của thời kỳ 1999-2009 của tỉnh là 2,9%.
- Mật độ dân số của tỉnh đạt 127người/km2.
- Cơ
cấu dân số chia theo thành phần dân tộc thì toàn tỉnh có 41 dân tộc
anh em sinh sống trên địa bàn tỉnh Bình Phước (kể cả người nước ngoài),
trong đó: có 10 thành phần dân tộc có số dân trên 1000 người (Kinh
701.359 người, Xtiêng 81.708 người,Tày 23.228 người, Nùng 23.198 người,
Khơ me 15.578 người, Hoa 9.770 người, Mnông 8.599 người, Dao 3.254
người, Mường 2.482 người và Thái 1.196 người); có 3 dân tộc có số dân từ
500 đến dưới 1000 (Sán Chay 767 người, Hmông 586 người & Chăm 568
người); có 3 dân tộc có số dân từ 100 đến dưới 500 (Mạ 432 người, Sán
Dìu 365 người & Chơ Ro 130 người); Còn lại 25 thành phần dân tộc có
số dân dưới 100 người, cá biệt có những dân tộc chỉ có dưới 5 người như
dân tộc Co, Hà Nhì, Chu Ru, Kháng, Phù Lá, La ha, Phà Thẻn...
-
Lao động trong độ tuổi đang làm việc trong lĩnh vực Nông Lâm Thuỷ sản
chiếm 68,9%, Công nghiệp- Xây dựng chiếm 10,1% & trong các ngành
Dịch vụ chiếm 21%.
V. Hành chính (***)
Bình Phước có 03 Thị xã và 07 huyện: 1) Thị xã Đồng Xoài (Tỉnh lỵ) 2) Thị xã Bình Long 3) Thị xã Phước Long 4) Huyện Bù Đăng 5) Huyện Bù Đốp 6) Huyện Bù Gia Mập 7) Huyện Chơn Thành 8) Huyện Đồng Phú 9) Huyện Hớn Quản 10) Huyện Lộc Ninh
(*) Trích từ nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Phước (www.binhphuoc.gov.vn) (**) Theo Cục thống kê tỉnh Bình Phước (http://ctk.binhphuoc.gov.vn) (***) Ban Biên tập Theo http://www.dostbinhphuoc.gov.vn/pages/ViewNewMoi.aspx?ID=1289&Type=2 |
Giá Bán
VNĐ
Giá Gốc
|
Két sắt Hàn Quốc HANMI SAFE - HS-45E
Giá Bán
3.450.000 VNĐ
Giá Gốc
|