Tỉnh
Bắc Kạn được tái lập từ ngày 01/01/1997 trên cơ sở chia tách 4 huyện,
thị xã của tỉnh Bắc Thái và 2 huyện của tỉnh Cao Bằng. Đến nay tỉnh có 8
đơn vị hành chính gồm 7 huyện và 1 thị xã tỉnh lỵ với 122 xã, phường,
thị trấn; trong đó còn 74 xã đặc biệt khó khăn. Tổng diện tích tự nhiên
4.857,21 km2 , dân số trung bình năm 2006 trên 30 vạn người, với 7 dân
tộc anh em gồm Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mông, Hoa, Sán Chay, trong đó dân
tộc thiểu số chiếm trên 80%.
1. Vị trí địa lý:
Bắc Kạn là tỉnh nội địa, ở vị trí trung tâm các tỉnh Việt Bắc, phía
đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Nam giáp
tỉnh Thái Nguyên, phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng; Thị xã tỉnh lỵ cách thủ
đô 160km theo đường quốc lộ 3. Quốc lộ 3 qua tỉnh dài 123,5 km là đường
giao thông quan trọng nhất để giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh
bạn. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các tuyến đường: Quốc lộ 279 từ
Lạng San – Na Rì, qua huyện Ngân Sơn, Huyện Ba Bể, sang tỉnh Tuyên
Quang, tỉnh Hà Giang; Quốc lộ 3B từ xã Xuất Hóa – TX Bắc Kạn qua Na Rì
sang huyện Tràng Định –Tỉnh Lạng Sơn.
2. Cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông:
Bắc Kạn là tỉnh nằm trên quốc lộ 3 đi từ Hà Nội lên Cao Bằng - Trục
quốc lộ quan trọng của vùng Đông Bắc, đồng thời nằm giữa các tỉnh có
tiềm năng phát triển kinh tế lớn. Chính quốc lộ 3 chia lãnh thổ thành 2
phần bằng nhau theo hướng Nam - Bắc, là vị trí thuận lợi để Bắc Kạn có
thể dễ dàng giao lưu với tỉnh Cao Bằng và các tỉnh của Trung Quốc ở phía
Bắc, với tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội cũng như các tỉnh của vùng Đồng bằng
sông Hồng ở phía Nam. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các tuyến
đường: Quốc lộ 279 từ huyện Na Rì, qua huyện Ngân Sơn, Huyện Ba Bể,
sang tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Hà Giang; Quốc lộ 3B từ TX Bắc Kạn qua huyện
Na Rì sang huyện Tràng Định –Tỉnh Lạng Sơn. Đường 257 từ thị xã Bắc Kạn
đến huyện Chợ Đồn; Đường 254 từ Định Hóa-Thái Nguyên đến huyện Chợ Đồn
và sang huyện Ba Bể có Hồ Ba bể là một trong 20 hồ nước ngọc nổi tiếng
thế giới và còn một số con đường liên huyện , liên xã đã được tỉnh đầu
tư xây dựng trong những năm qua. Tuy nhiên, do đầu tư xây dựng chưa được
đồng bộ, đường còn hẹp và xuống cấp chưa phù hợp với việc phát triển
kinh tế-xã hội của tỉnh trong giai đoạn hiện nay và tương lai; vì vậy,
việc mở rộng đường Quốc lộ 3 thàng đường cao tốc là rất quan trọng, nó
sẽ là huyết mạch để phát triển kinh tế của các tỉnh Thái Nguyên-Bắc
Kạn-Cao Bằng với Trung Quốc và các tỉnh lân cận như Lạng Sơn, Tuyên
Quang.v.v.
Hệ thống nước sạch: Trong
4 năm qua (2006-2009), với tổng số vốn là hơn 86,8 tỷ đồng của Chương
trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn,
Chương trình 135, 134 của Chính phủ, Hội chữ Thập đỏ, CCF… đầu tư, tỉnh
Bắc Kạn đã triển khai xây dựng được thêm 190 công trình cấp nước tự chảy
tập trung, 2.463 công trình cấp nước nhỏ lẻ. Từ
việc xây dựng các công trình cấp nước trên, có thêm gần 64.000 người
dân ở vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh được cung cấp nước sinh hoạt hợp
vệ sinh, nâng tỷ lệ người dân nông thôn của tỉnh được hưởng nước sinh
hoạt hợp vệ sinh từ 55% (2005) lên 75% (2009), tương đương với khoảng
185.568 người ở vùng nông thôn của tỉnh được dùng nước hợp vệ sinh.
Hệ thống cấp điện:
Hệ thống lưới điện quốc gia và thông tin liên lạc đã được đầu tư đến
tất cả các xã, các trung tâm thị trấn, thị xã được phủ sóng di
động. Việc cung cấp điện sinh hoạt và điện sản xuất cho tỉnh Bắc Kạn
luôn được bảo đảm với 01 đường dây 110kv Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao
Bằng và 01 đường dây dự phòng 35kv từ Tuyên Quang sang Chợ Đồn về thị xã
Bắc Kạn. Có thể nói hệ thống lưới điện phát triển tương đối rộng khăp,
nguồn điện và hệ thống lưới điện về cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh. Sản lượng điện thương phẩm liên tục tăng qua
các năm, các xã các phường được sử dụng điện quốc gia đạt 83.13%, mục
tiêu giảm tỉ lệ tổn thất điện năng được thực hiện tốt.
Hệ
thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường: Về cơ bản, hệ thống nước
thải và vệ sinh môi trường trên toàn tỉnh chưa hoàn thiện, riêng đối với
Thị Xã Bắc Kạn hiện đang triển khai thực hiện bằng nguồn vốn ODA do
chính phủ Phần Lan tài trợ. Ở các huyện hầu hết chưa được đầu tư vì chưa
có kinh phí.
Hạ tầng khu Công nghiệp:
tỉnh đã có mặt bằng khu Công nghiệp và 03 cụm công nghiệp gồm Cụm công
nghiệp thị xã Bắc Kạn, Cụm công nghiệp Bạch Thông, Cụm công nghiệp Chợ
Đồn. Khu công nghiệp Thanh Bình tại xã Thanh Bình huyện Chợ Mới, tỉnh
Bắc Kạn cánh thị xã Bắc Kạn khoảng 30km gần trục quốc lộ 3 Bắc Kạn - Hà
Nội. Tổng diện tích quy hoạch là 153,8 ha trong đó diện tích sử dụng
giai đoạn 1 là 73,5 ha.
Về nguồn nhân lực:
Dân số Bắc Kạn có trên 300000 người; Nguồn lao động của tỉnh Bắc Kạn
khá dồi dào; hiện có khoảng gần 200.000 lao động. Hiện tại số người lao
động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 164.025 người. Nguồn nhân
lực của Bắc Kạn khá đông có thể cung ứng đủ nhu cầu về lao động cho các
doanh nghiệp có dự án đầu tư tại tỉnh Bắc Kạn với giá thuê nhân công rẻ
hơn các nơi khác. Tuy nhiên nếu cần lao động có trình độ cao thì cần
tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ.
3. Tiềm năng phát triển
Công nghiệp:
-
Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản: Bắc Kạn có tiềm năng phát
triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng.
Trên địa bàn tỉnh có 165 mỏ và điểm quặng, các loại khoáng sản có trữ
lượng lớn là: chì kẽm 70 mỏ và điểm quặng, trữ lượng khoảng 4 triệu tấn;
sắt có 13 mỏ và điểm mỏ, trữ lượng khoảng 22 triệu tấn; vàng có 17 mỏ
và điểm quặng, trữ lượng khoảng 39 tấn; đá vôi xi măng 150 triệu m3; đá
trắng, thạch anh khoảng 460 triệu m3; sét xi măng trên 10 triệu m3,
ngoài ra còn có antimon, titan, Kaolin, Silic.... Trong thời gian tới,
Bắc Kạn tiếp tục kêu gọi đầu tư các dự án chế biến sâu ở quy mô vừa và
nhỏ để nâng giá trị các loại khoáng sản lên cao hơn và tốt hơn phục vụ
cho ngành công nghiệp trong nước và tiến đến xuất khẩu. Đặc biệt trú
trọng ngành sản xuất vật liệu xây dựng như: xi măng, đá ốp lát, bột đá
công nghiệp.
-
Thủy điện: Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có nhiều hệ suối là đầu nguồn sông
Đáy, sông Gâm, sông Chu,… lưu vực nhỏ và độ dốc dòng chảy lớn, lòng hẹp
và có nhiều thác ghềnh thuận tiện cho việc đầu tư các công trình thuỷ
điện nhỏ. Vì vậy, trong thời gian tới Bắc Kạn đang đẩy mạnh kêu gọi đầu
tư xây dựng vào lĩnh vực này.
-
Phát triển hạ tầng khu và cụm công nghiệp: Khu công nghiệp Thanh Bình
là khu công nghiệp tập trung của tỉnh Bắc Kạn được Thủ tướng Chính phủ
cho phép thành lập tại văn bản số: 125/TTg ngày 22/01/2007 với quy mô
diện tích là 73,5 ha và được mở rộng thêm 80,3 ha. Trong giai đoạn II,
khu công nghiệp còn khoảng 90 ha diện tích đất chưa san lấp mặt bằng. Vì
vậy, tỉnh Bắc Kạn đang kêu gọi thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng
khu công nghiệp Thanh Bình cũng như một số cụm công nghiệp khác trên địa
bàn tỉnh như cụm công nghiệp Xuất Hóa, cụm công nghiệp Nam Bằng Lũng,
cụm công nghiệp phía Đông thị xã Bắc Kạn, cụm công nghiệp Cẩm Giàng -
Bạch Thông,…
Nông, Lâm nghiệp:
Lâm
nghiệp: Diện tích rừng tự nhiên của Bắc Kạn vào loại lớn nhất trong các
tỉnh vùng Đông Bắc (95,3% diện tích). Sản lượng gỗ khai thác hàng năm
trên 63.000 m3. Để khai thác hiệu quả tiềm năng trên, Bắc Kạn đang kêu
gọi thu hút đầu tư vào các ngành chế biến lâm sản, trồng và phát triển
rừng. Hiện nay, Bắc Kạn đã quy hoạch xây dựng các nhà máy chế biến lâm
sản và các cơ sở chế biến vệ tinh sản xuất các mặt hàng đồ mộc gia dụng,
vật liệu xây dựng và đồ mỹ nghệ ở 2 khu vực: Khu vực phía Nam (bao gồm
các huyện Chợ Mới, Na Rì, Bạch Thông, Chợ Đồn và thị xã Bắc Kạn), trong
đó khu công nghiệp Thanh Bình là trung tâm, tập trung chủ yếu sản xuất
ván MDF, ván ghép thanh và đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến hàng thủ
công mỹ nghệ như đồ mộc cao cấp, hàng mây tre đan xuất khẩu, bào chế
dược liệu,...; Khu vực phía Bắc (bao gồm các huyện Pác Nặm, Ba Bể, Ngân
Sơn) trong đó thị trấn Nà Phặc thuộc huyện Ngân Sơn hoặc các vùng lân
cận là trung tâm, tập trung sản xuất ván MDF, HDF, ván ghép thanh và chế
biến lâm sản ngoài gỗ.
Về
nông nghiệp: Tỉnh đang kêu gọi và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đầu
tư vào lĩnh vực chế biến thức ăn gia súc, chăn nuôi phát triển đàn gia
súc theo hướng hàng hóa.
Du lịch:
Bắc
Kạn có nhiều tiềm năng phát triển du lịch tự nhiên như: Hồ Ba Bể - một
trong 20 hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất thế giới, Vườn quốc gia Ba Bể
với diện tích 23.340 ha trong đó có hơn 417 loài thực vật và 299 loài
động vật có xương sống, Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ… Ngoài ra, Bắc
Kạn có nhiều di tích văn hóa - lịch sử được xếp hạng, đặc biệt là các di
tích cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ như khu
ATK Chợ Đồn; Khu di tích Nà Tu, Cẩm Giàng; Phủ Thông; Đèo Giàng,…. rất
thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch văn hóa, về nguồn,..
Thương mại:
Tuy
nằm sâu trong nội địa, song do nằm trên quốc lộ 3 - trục quốc lộ quan
trọng của vùng Đông Bắc nối từ Hà Nội lên Cao Bằng - nên Bắc Kạn có thể
dễ dàng giao lưu với tỉnh Cao Bằng và các tỉnh của Trung Quốc ở phía
Bắc, với tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội cũng như các tỉnh của vùng Đồng bằng
sông Hồng ở phía Nam. Đây chính là lợi thế lớn để Bắc Kạn đẩy mạnh giao
lưu thông thương hàng hoá đến các cửa khẩu của Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng
Ninh, Hải Phòng và Hà Nội.
Đặc
biệt, với một thị trường hơn 300 nghìn dân mà đa số là dân sống ở nông
thôn vùng sâu vùng xa chưa tiếp cận được với nhiều mặt hàng và các sản
phẩm, nên đây là một thị trường tiềm năng cho các nhà sản xuất, nhà đầu
tư khai thác và đầu tư trong tương lai.
4. Tình hình đầu tư:
Tình hình phát triển các cụm công nghiệp và KCN:
Khu
Công nghiệp Thanh Bình là khu Công nghiệp tập trung của tỉnh Bắc Kạn
được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập tại văn bản số: 125/TTg ngày
22/01/2007 với quy mô diện tích là 73,5 ha và được mở rộng thêm 80,3 ha
tại văn bản số: 432/TTg-KTN ngày 12/3/2010. Trong giai đoạn I khu Công
nghiệp đã được một số doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh quan tâm, đầu tư
như: Nhà máy thép Vạn Lợi, nhà máy chế biến sắt xốp, nhà máy chế biến gỗ
SAHABAK...Trong giai đoạn II, khu Công nghiệp còn khoảng 90 ha diện
tích đất chưa san lấp mặt bằng, trong khi đó kinh phí ngân sách giành
cho việc đầu tư vào KCN của tỉnh còn hạn chế. Vì vậy, việc kêu gọi các
nhà đầu tư đến để san lấp mặt bằng; đầu tư chế biến sâu nguyên vật liệu
sẵn có của địa phương; xây dựng các nhà máy chế biến nông, lâm sản…là
rất cần thiết. Ngoài ra việc kêu gọi, thu hút đầu tư vào KCN Thanh Bình
nói riêng và các cụm, điểm công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh nói chung
như: cụm công nghiệp Xuất Hóa, cụm công nghiệp Nam Bằng Lũng, cụm công
nghiệp phía Đông thị xã Bắc Kạn, cụm công nghiệp Cẩm Giàng - Bạch Thông)
nhằm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn ngày càng bền vững.
Do đó tỉnh ta cần quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng,
đồng thời có cơ chế chính sách thông thoáng hơn nữa và chú trọng đào tạo
nguồn nhân lực của tỉnh. Đó chính là điều kiện cần thiết để thu hút các
nhà đầu tư quan tâm đầu tư vào tỉnh Bắc Kạn.
Tình hình thu hút đầu tư của địa phương:
Nhiều
năm qua, Bắc Kạn đã có nhiều nỗ lực và đã thu hút được nhiều dự án trên
một số lĩnh vực. Cụ thể trong lĩnh vực khai khoáng, tỉnh đã thu hút một
số dự án lớn như: Dự án Khu liên hợp gang thép của Công ty TNHH khoáng
sản và luyện kim Vạn Lợi (công suất 250 nghìn tấn thép/năm, số vốn đăng
ký 1.270 tỷ đồng); Dự án Nhà máy điện phân chì kẽm của Công ty TNHH Ngọc
Linh (công suất 200 nghìn tấn chì kẽm/năm, số vốn trên 500 tỷ đồng); dự
án Nhà máy luyện gang của Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp
(công suất 100.000 tấn/năm, số vốn 336 tỷ đồng)... Trong lĩnh vực nông
lâm nghiệp, Bắc Kạn cũng đã thu hút được một số dự án như: Công ty cổ
phần Sahabak với dự án nhà máy chế biến gỗ công suất 10.000m3 sản phẩm/năm, tổng vốn đăng ký 21 tỷ đồng…
Tình hình thực hiện một số dự án:
Hiện
tại có 04 nhà đầu tư đang triển khai 4 dự án đầu tư tại khu công nghiệp
Thanh Bình với tổng số vốn đăng ký là 2.602 tỷ đồng. Tổng diện tích đất
giao là 41,3ha, bằng 100% diện tích đất quy hoạch để xây dựng nhà máy,
trong đó: Công ty TNHH Vạn Lợi được giao 27,3ha để xây dựng khu liên hợp
sản xuất gang thép công suất 250.000 tấn/năm và nhà máy nung tuyển
quặng sắt công suất 600.000 tấn/ năm, tổng vốn đăng ký 1.270 tỷ đồng;
Công ty cổ phần vật tư và thiết bị toàn bộ MATEXIM được giao 5,1ha để
xây dựng nhà máy luyện kim phi cốc công suất 100.000 tấn sắt xốp/ năm,
tổng vốn đăng ký 549 tỷ đồng; Công ty cổ phần SAHABAK được giao 2,5 ha
để xây dựng nhà máy chế biến gỗ công suất 3.000m3 sản phẩm/ năm và đăng ký 4,9 ha để xây dựng nhà máy chế biến gỗ MDF công suất 80.000 - 100.000m3
sản phẩm/ năm, tổng vốn đăng ký xây dựng hai nhà máy trên là 733 tỷ
đồng; Công ty cổ phần cấp nước Thanh Bình được giao 1,5ha để xây dựng
nhà máy cấp nước khu công nghiệp với công suất 15.000m3/ ngày đêm, tổng vốn đầu tư là 50 tỷ đồng.
Dự
án liên doanh sản xuất chế biến bột Ôxít kẽm của Công ty liên doanh
công nghiệp kẽm Việt-Thái do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép số
1399/GP ngày 20/10/1995; có trụ sở đặt tại xã Bản Thi, huyện Chợ Đồn,
tỉnh Bắc Kạn; với số vốn đầu tư đăng ký là 11.200.000 USD, vốn pháp định
2.150.000 USD (bên Việt Nam góp 40 %, Bên nước ngoài góp 60%).
Dự
án khai thác chế biến khoáng sản chì kẽm của Công ty trách nhiệm hữu
hạn Việt - Trung được UBND tỉnh Bắc Kạn cấp giấy phép số 01/BKGP ngày
03/03/2006; có vốn đầu tư đăng ký là 664.000 USD.
Dự án Nhà máy điện phân chì kẽm của Công ty TNHH Ngọc Linh (công suất 200 nghìn tấn chì kẽm/năm, số vốn trên 500 tỷ đồng đang được triển khai thực hiện tại Bản Cuôn xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn..v.v.
Theo http://ipcn.mpi.gov.vn/news/detail/tabid/75/newsid/50134/seo/TONG-QUAN-VE-BAC-KAN/language/vi-VN/Default.aspx
|