- Ảnh - Vật tư ngành ảnh
- Phần mềm - thiết kế website
- Bảo Hộ Lao Động
- Bao bì - In Ấn - Tạo mẫu
- Công nghệ thông tin
- Cơ khí
- Da - Giầy
- Điện - Điện tử
- Du học - Dạy nghề
- Dệt may - Nguyên phụ liệu may mặc
- Thời trang - Đồng phục
- Khách sạn - Nhà hàng
- Dịch vụ Du lịch
- Thủ công mỹ nghệ
- Gốm sứ
- Quà tặng - Đồ lưu niệm
- Địa ốc - Bất động sản
- Giám định hàng hóa & Dịch vụ tư vấn
- Hóa chất - Nhiên liệu
- Hàng tiêu dùng - Gia dụng
- Máy móc - Thiết bị
- Mỹ phẩm - Thẩm mỹ viện
- Xử lý & Vệ sinh mội trường
- Nông, Lâm, Ngư Nghiệp
- Ô Tô - Xe máy
- Rượu bia - Nước giải khát
- Thủy hải sản
- Thực phẩm chế biến
- Tài chính - Ngân hàng - Bảo Hiểm
- Triển lãm - Quảng cáo
- Vận tải - Giao nhận hàng hóa
- Viễn thông - Bưu chính
- Vàng bạc - Trang sức
- Văn phòng - Văn hóa phẩm
- XD - Vật liệu XD
- Nội - Ngoại thất
- Y tế - Dược phẩm - Thiết bị
- Vệ Sinh - Chăm sóc Mẹ & Bé
- Các ngành nghề khác
Bắc Giang có nhiều tên gọi và quy mô hành chính
khác nhau, tên gọi “Bắc Giang” xuất hiện đầu tiên trên bản đồ hành chính
vào thời nhà Lý (thế kỷ XI - XIII). Lúc đó, Bắc Giang là một trong 24
lộ (tên đơn vị hành chính) của cả nước, gần trùng với địa giới hai tỉnh
Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay.
Bắc Giang là một miền đất cổ, có truyền thống lịch sử gắn bó cùng với cả nước trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm qua. Nơi đây là một trong những địa bàn gốc - quê hương sinh tụ và phát triển đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Bắc Giang từng được người xưa ví là “phên dậu”, là một trong “tứ trấn” trọng yếu của đất nước. Miền đất này từng là nơi ngăn chặn, là chiến trường lớn của quân dân cả nước chống lại những cuộc xâm lăng của các triều đại phong kiến phương Bắc xưa. Sử xanh bia đá còn ghi những dấu tích lịch sử nổi tiếng như địa danh phòng tuyến sông Cầu của quân dân nhà Lý chống quân Tống; Nội Bàng, Xa Lý của quân dân nhà Trần chống quân Nguyên - Mông; Cầm Trạm - Xương Giang của quân dân nhà Lê chống quân Minh đã chôn vùi mộng xâm lăng của các đạo quân xâm lược, mãi mãi đi vào lịch sử chống ngoại xâm oanh liệt của dân tộc. Sau một giai đoạn lịch sử dài tách nhập, thay đổi tên gọi, ngày 6-11-1996, tỉnh Hà Bắc được chia trở lại thành hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Tỉnh Bắc Giang chính thức được thành lập và hoạt động theo đơn vị hành chính mới từ ngày 01- 01-1997, với 10 đơn vị hành chính gồm: Thị xã Bắc Giang (thành phố Bắc Giang hôm nay) là trung tâm và 9 huyện là: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Yên Dũng, Việt Yên, Tân Yên và Hiệp Hoà. - Vị trí: Nằm cách thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110 về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100 km về phía Đông. Phía Bắc và Đông Bắc tiếp giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. - Diện tích: 3.882,2 km2 - Địa hình: Trung du (chiếm 10,5%) và miền núi (chiếm 89,5%) -
Khí hậu: Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông
bắc. Một năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa
xuân, thu khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ trung bình 22 - 23oC, độ ẩm dao động lớn, từ 73 - 87%. - Dân số và lao động: Năm 2005, dân số toàn tỉnh khoảng 1,58 triệu người. Số người trong độ tuổi lao động là 980.000 người (chiếm 62 % dân số). Số lao động tham gia hoạt động kinh tế khoảng 830.000 người. Trong đó tham gia trong ngành công nghiệp xây dựng là 8,86 %; dịch vụ là 14,57 %; Nông, lâm nghiệp, thủy sản là 76,58 % tổng số lao động. - Dân tộc: Bắc Giang có 27 dân tộc anh em, trong đó các dân tộc thiếu số chiếm 12,9 %. - Điều kiện kết cấu hạ tầng: Hệ thống giao thông được phân bổ đều và thuận tiện bao gồm cả đường bộ, đường sắt và đường sông. Mạng lưới đường bộ gồm hệ thống quốc lộ 1A, đường tỉnh, đường huyện, đường xã với tổng chiều dài 4008 km. Trong đó quốc lộ gồm 5 tuyến với tổng chiều dài là 277,5 km. Đường tỉnh gồm 18 tuyến với tổng chiều dài 387,5 km. Đường huyện có 54 tuyến với tổng chiều dài 469,5 km. Đường liên xã có tổng chiều dài 2874 km. Mật độ đường đạt 0,3 km/ km2 ở cả 3 vùng đồng bằng, trung du, miền núi. Tuy nhiên chất lượng nhìn chung còn thấp, nhiều tuyến đường chưa được nâng cấp trải nhựa. Đặc biệt là các tuyến đường nằm ở miền núi, trung du và các tuyến đường huyện xã. Trên địa bàn có ba con sông lớn chảy qua là sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam với tổng chiều dài 347 km (hiện đang khai thác 187 km) tạo nên một mạng lưới giao thông thuỷ thuận tiện. Hệ thống sông này cũng là nguồn cung cấp nước mặt phong phú với trữ lượng hàng trăm triệu mét khối cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Trên các tuyến sông có 3 hệ thống cảng: Cảng trung ương, cảng chuyên dùng và cảng địa phương với tổng năng lực bốc xếp khoảng 200 nghìn – 300 nghìn tấn. Bắc Giang có 3 tuyến đường sắt đi qua với tổng chiều dài 87 km gồm các tuyến Hà Nội – Đồng Đăng (Lạng Sơn); Hà Nội – Kép (Bắc Giang) – Hạ Long (Quảng Ninh); Hà Nội – Kép - Lưu Xá. Nguồn điện cung cấp cho tỉnh Bắc Giang hiện nay lấy từ hệ thống chung qua các đường truyền tải điện 220 KV, 110 KV : Phả Lại (Hải Dương)– Bắc Giang – Đông Anh (Hà Nội), qua trạm trung gian Đình Trám và trạm 220 KV Bắc Giang, đảm bảo cung cấp điện cho thành phố Bắc Giang, các huyện và các khu công nghiệp. Hệ thống cấp nước sạch nhìn chung đã đảm bảo yêu cầu sử dụng của thành phố Bắc Giang. Riêng đối với các thị trấn huyện lỵ , và vùng nông thôn tỷ lệ được cung cấp nước sạch mới đạt 60 % dân số. - Tài nguyên đất đai: Bắc Giang có 382 nghìn ha đất tự nhiên, trong đó đất đang sử dụng chiếm 77% tổng diện tích. Địa phương có trên 20 nghìn ha đất đồi núi chưa sử dụng là một tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư liên doanh liên kết trồng rừng, chế biến nông lâm sản và phát triển công nghiệp trên địa bàn. - Cơ cấu kinh tế: Hết năm 2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Giang là 9,3 % (cao nhất trong 5 năm qua). Về cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Trong đó tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 45 % năm 2004 xuống còn 43, 5 % năm 2005. Tỉ trọng công nghiệp – xây dựng tăng từ 20,5 % năm 2004 lên 22% năm 2005. Dịch vụ chiếm 34,5 %. - Đời sống dân cư: GDP bình quân đầu người vào khoảng 4,8 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn
mới là 30,67%. Thu nhập nông dân ở nông thôn ước đạt trên 26 triệu
đồng/ha đất canh tác. Điện, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục đã đến
hầu hết 229 xã, phường, thị trấn. Theo http://bacgiang.edu.vn/vn/content/gioithieu/coquanso/tong-quan-ve-bac-giang_310.aspx |
30 Phút căng da mặt không giải phẩu - Skindulgence 30 Minute non-surgical Facelift
Giá Bán
1.500.000 VNĐ
Giá Gốc
|
Mỹ Phẩm dinh dưỡng Đốt mỡ thừa
Giá Bán
1.750.000 VNĐ
Giá Gốc
|