Hotline: 0908 789 326
Dang tin mien phi
Hỗ Trợ 01
Yahoo Messenger!
Hỗ Trợ 02

Đăng ký nhận thông tin mới

Tổng Quan Về Tuyên Quang

Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Đông Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 165 km, phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Toàn tỉnh có 5 huyện và 01 thành phố với 141 xã, phường, thị trấn

1. Lợi thế:

Điều kiện thiên nhiên thuận lợi: Khí hậu Tuyên Quang, có hai mùa rõ rệt, mùa đông lạnh - khô hạn và mùa hè. Lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1.295 - 2.266 mm. Nhiệt độ trung bình 22-230C. Độ ẩm bình quân năm là 85%. Khí hậu Tuyên Quang rất thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là cây công nghiệp (chè, mía), cây ăn quả (cam, quýt,...) và chăn nuôi gia súc, gia cầm trên quy mô lớn. Tuyên Quang có nhiều sông suối lớn. Hệ thống sông suối này, ngoài ý nghĩa sinh thái và phục vụ sản xuất, đời sống, còn chứa đựng nhiều tiềm năng phát triển thuỷ điện. Có các sông lớn trong đó, Sông Lô, chảy qua tỉnh dài 145 km, lưu lượng lớn nhất 11.700 m3/giây. Sông Gâm, chảy qua tỉnh dài 170 km, có khả năng vận tải đường thuỷ, nối các huyện Na Hang, Chiêm Hoá với tỉnh lỵ; sông Phó Đáy, chảy trên địa phận Tuyên Quang dài 84 km.

Tài nguyên thiên nhiên: Với tổng diện tích tự nhiên 586.800 ha, trong đó diện tích đất nông, lâm nghiệp 519.007 ha, diện tích đất phi nông nghiệp 40.918 ha, diện tích đất chưa sử dụng: 26.765 ha. Diện tích đất nông lâm nghiệp chiếm 88,46% tổng diện tích tự nhiên. Đất đai màu mỡ phù hợp với nhiều loại cây trồng và có khả năng hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung như chè, mía, lạc, đậu tương, cây ăn quả...

+ Trong lâm nghiệp, tiềm năng nổi bật của tỉnh là diện tích đất lâm nghiệp và đất rừng rất lớn, chiếm đa phần trong tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh. Rừng hiện có: 385.074 ha, trong đó rừng tự nhiên là 284.752,9 ha, rừng trồng 100.321,1 ha. Độ che phủ của rừng đạt 62,7% và những cánh rừng nguyên sinh như Tát kè - Bản Bung, Cham Chu được bảo tồn tốt, trong đó còn nhiều loại gỗ quý và muông thú quý hiếm.

+ Tài nguyên khoáng sản: Tuyên Quang có rất nhiều dãy đá vôi và đá trắng; có trên 200 điểm mỏ với 31 loại khoáng sản. Trong đó đứng hàng đầu về trữ lượng và chất lượng là quặng sắt, barít, cao lanh, thiếc, mangan, chì - kẽm, ăngtimoon,… là yếu tố thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và công nghiệp vật liệu xây dựng.

Nguồn nhân lực: Dân số trung bình năm 2009 là trên 72,5 vạn người. Trong đó, dân số trong độ tuổi lao động 443.568 người, chiếm 61%. Nguồn lao động của Tuyên Quang có thế mạnh là trẻ, có trình độ văn hoá cấp II và cấp III chiếm trên 50%. Trong những năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với chăm lo cho con người. Chương trình dạy nghề, giải quyết việc làm gắn với lao động xuất khẩu được thực hiện hiệu quả. Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 26%. Với nguồn lao động dồi dào trên sẽ đáp ứng nhu cầu lao động cho các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.

 

2. Cơ sở hạ tầng:

Hệ thống đường giao thông: Tuyên Quang có các đường giao thông quan trọng như Quốc lộ 2 đi qua địa bàn tỉnh 90 km từ Phú Thọ lên Hà Giang; Quốc lộ 37 từ Thái Nguyên đi qua huyện Sơn Dương, Yên Sơn đi Yên Bái, dài  63 km; Quốc lộ 2C từ thị xã Vĩnh Yên - Sơn Dương - Thị xã Tuyên Quang, dài 91 km; Quốc lộ 279 qua địa bàn huyện Chiêm Hoá và Na Hang, dài 96 km. Toàn tỉnh có 340 km đường quốc lộ; 392 km đường tỉnh; 595 km đường huyện; 121 km đường đô thị, đảm bảo giao thông phục vụ sản xuất kinh doanh. Trong quy hoạch phát triển giao thông Quốc gia đến 2015 Tuyên Quang có hệ thống giao thông hoàn chỉnh gồm đường bộ, đường thuỷ, đường sắt. Trong đó có những tuyến giao thông huyết mạch, chiến lược của cả nước đi qua địa phận của tỉnh như Đường Hồ Chí Minh... Hệ thống giao thông này sẽ làm thay đổi một cách căn bản địa kinh tế của tỉnh, tạo điều kiện thu hút đầu tư và mở rộng giao thương.

Thông tin liên lạc: Mạng lưới bưu chính viễn thông kỹ thuật số hiện đại được kết nối bằng cáp quang, truyền viba tới 6/6 huyện, thị xã liên lạc trực tiếp với tất cả các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế. Hiện toàn tỉnh có 100% số xã phường, thị trấn có điện thoại, đạt tỷ lệ 34 máy/100 dân, Tỷ lệ sử dụng Internet tốc độ cao (ADSL) đạt mật độ thuê bao 1/100 dân.

Hệ thống dịch vụ tài chính: Các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính tín dụng của tỉnh đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho sản xuất, kinh doanh của các nhà đầu tư như vay vốn, chuyển tiền, thanh toán, bảo lãnh... với thời gian nhanh nhất qua hệ thống điện tử hiện đại.

Hệ thống cấp, thoát nước : Với công xuất trên 28.000 m3/ngày/đêm, hệ  thống cấp nước ở Tuyên Quang đủ cấp nước sạch cho sinh hoạt dân cư và nước sản xuất, kinh doanh cho cơ sở công nghiệp trong và ven thị xã. Tại các thị trấn và các khu, cụm công nghiệp, các khu du lịch hầu hết đã có hệ thống cấp nước sạch và thoát nước thải cho sinh hoạt và đáp ứng được nhu cầu nước cho sản xuất.

Hệ thống điện: Nhà máy thuỷ điện Tuyên Quang công suất 342 MW, nhà máy thuỷ điện Chiêm Hoá công suất 45 MW, hệ thống lưới 220 KV và 110 KV, nối Thái Nguyên – Yên Bái – Tuyên Quang. Trong giai đoạn 2010 - 2020 tỉnh Tuyên Quang tiếp tục đầu tư các nhà máy thủy điện như: Hùng Lợi 1, Hùng Lợi 2 (huyện Yên Sơn); Thác Rõm (huyện Chiêm Hoá); Nậm Vàng (huyện Na Hang); Phù Lưu (huyện Hàm Yên) và một số nhà máy thuỷ điện nhỏ khác với công suất hàng trăm MW. Hiện tại điện lưới quốc gia đã tới 95,4% xã, số hộ dân trong tỉnh sử dụng điện lưới đạt hơn 82,3%.

 

3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2006 - 2010 là trên 14%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, trong đó nhóm nông lâm nghiệp chiếm 25%; nhóm công nghiệp - xây dựng chiếm 40%; nhóm dịch vụ chiếm 35%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 12,64 triệu đồng/người/năm. Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 2.262 tỷ đồng, Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng trên 9,9% so với năm 2009; Sản lượng lương thực đạt 32,6 vạn tấn. Diện tích trồng rừng tập trung 15.133 ha (trong đó diện tích trồng rừng sản xuất 13.083 ha). Tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội đạt trên 5.140 tỷ đồng. Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước ước đạt trên 765 tỷ đồng.

 

4. Tiềm năng phát triển:

Tiềm năng phát triển Công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) đạt 2.262 tỷ đồng, Công nghiệp hỗn hợp có vốn nhà nước và công nghiệp ngoài quốc doanh tiếp tục tăng trưởng mạnh, một số sản phẩm chủ yếu vượt khá cao so với kế hoạch, như: xi măng, gỗ tinh chế, nước máy tiêu thụ, chè chế biến các loại, siniconmangan...Hoàn thành đưa vào sản xuất nhà máy bao bì công suất 6,9 triệu sản phẩm/năm, nhà máy luyện thiếc 500 tấn/năm; đang tích cực đẩy nhanh tiến độ thi công Nhà máy bột giấy và giấy An Hoà, Nhà máy xi măng Tân Quang, Nhà máy thuỷ điện Chiêm Hoá, Nhà máy phôi thép, Nhà máy hợp kim sắt.

Tiềm năng phát triển nông nghiệp: Sản lượng lương thực 32,6 vạn tấn, đạt 101,44% kế hoạch, trong đó thóc 25,9 vạn tấn, đạt 100,12% kế hoạch; ngô 6,7 vạn tấn, đạt 106,87% kế hoạch. Tiếp tục thực hiện đề án chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; sản lượng đậu tương 6.327 tấn, bằng 90,93% kế hoạch; sản lượng lạc đạt 12.931 tấn, bằng 93,05% kế hoạch; thâm canh 6.755 ha mía, 6.629 ha chè kinh doanh. Đàn gia súc, gia cầm tiếp tục được chú trọng phát triển, so với năm 2009 đàn trâu tăng 3,2%, đàn lợn tăng 3%, đàn gia cầm tăng 7%, riêng đàn bò giảm 3,5%. Bước đầu hình thành nghề nuôi cá trên hồ thuỷ điện Tuyên Quang, sản lượng thuỷ sản đạt 4.500 tấn, tăng 20% so với năm 2009. Triển khai thực hiện đề án giao rừng trồng gắn với giao đất lâm nghiệp, hoàn thành trồng 15.133 ha rừng tập trung, trong đó diện tích trồng rừng sản xuất 13.083 ha; độ che phủ rừng đạt 64,7%.

Tiềm năng phát triển thương mại dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội đạt 5.140 tỷ đồng, đạt 101,9% kế hoạch, tăng 28,5% so với năm 2009. Dịch vụ thông tin và truyền thông tiếp tục phát triển mạnh, số thuê bao điện thoại bình quân 100 người dân đạt 49,4 máy. Dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách phát triển nhanh, vận chuyển 5.304 nghìn hành khách; luân chuyển được 483.000 nghìn hành khách.km; vận chuyển 8.164 nghìn tấn hàng hóa, luân chuyển hàng hóa được 575.368 nghìn tấn.km. Giá trị các mặt hàng xuất khẩu đạt 27,5 triệu USD, đạt 101,9% kế hoạch, tăng 28,5% so với năm 2009, trong đó giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt 8,3 triệu USD. Hoàn thành dự thảo về cơ chế chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư phát triển du lịch. Thu hút trên 500.000 lượt khách du lịch, đạt 100% kế hoạch, tăng 20% so với năm 2009, doanh thu xã hội ước đạt 500 tỷ đồng bằng 100% kế hoạch, tăng 20% so với năm 2009.

 

5. Tình hình thu hút đầu tư:

+ Tình hình phát triển các cụm công nghiệp và khu công nghiệp: Đến nay, tỉnh Yên Bái đã hoàn thành quy hoạch đầu tư xây dựng khu, cụm công nghiệp của tỉnh giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020. Hiện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có 01 khu công nghiệp do tỉnh quản lý với tổng diện tích là 1.172 ha. Ngoài ra có 5 cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đang được đầu tư xây dựng tại các huyện, thành phố với tổng diện tích trên 1000 ha.

+ Tình hình thu hút đầu tư: Kịp thời hướng dẫn và cấp đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, kiên quyết xử lý các vi phạm của doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh. Đến 15/9/2010, đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 124 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký 433 tỷ đồng; tổng số doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp trên địa bàn là 793 doanh nghiệp, với tổng số vốn đăng ký trên 3.850 tỷ đồng. Trong năm 2010 thực hiện cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 02 dự án, với tổng số vốn đăng ký 545 tỷ đồng; nâng tổng số dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư là 40 dự án, tổng vốn đăng ký trên 11.800 tỷ đồng

+ Về kết quả thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Về đầu tư trực tiếp nước ngoài, số dự án đã tăng so với trước đây, song quy mô các dự án còn nhỏ. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có 3 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng vốn đăng ký đạt trên 40 triệu USD.Các dự án đầu trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Tuyên Quang chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản chiếm 75% vốn đầu tư đăng ký; nông - lâm nghiệp chiếm 25% vốn đầu tư đăng ký; Về hình thức đầu tư: Có 1 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, 2 doanh nghiệp liên doanh.

Hiện có 1 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, 2 doanh nghiệp đang triển khai thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản, chưa triển khai hoạt động.


                                                                                                                      Theo mpi.gov.vn



                                                                            DANH BẠ DOANH NGHIỆP TỈNH TUYÊN QUANG



Các tin khác
Tổng Quan Về Tỉnh An Giang
Tổng quan về Bạc Liêu
Tổng Quan Về Bắc Kạn
Tổng quan về Bắc Giang
Tổng Quan Về Bến Tre
Tổng quan về tỉnh Bình Định
Tổng quan về Bình Phước
Tổng Quan Về Cà Mau
Tổng Quan Về Cao Bằng
Tổng quan về Đà Nẵng
Tổng Quan Về Đắk Lắk
Tổng Quan Về Đồng Nai
Tổng Quan Về Đồng Tháp
Tổng Quan Về Gia Lai
Tổng Quan Về Hậu Giang
Quay trở về    Đầu trang
Góc sản phẩm

Chống thâm quầng mắt - OENOBIOL REGARD

Giá Bán
1.250.000 VNĐ
Giá Gốc
1.300.000 VNĐ

Điện thoại Hello Kitty C105 giá rẻ cho fan

Giá Bán
950.000 VNĐ
Giá Gốc
1.390.000 VNĐ
Thông tin tổng quan
Xem tất cả
Quảng Cáo
Kết nối Facebook