Tổng Quan Về Lào Cai
Với vị trí địa kinh tế, địa chính trị, vai trò là “cửa ngõ ”, với cửa khẩu Quốc tế Lào Cai nối với nước bạn Trung Quốc, Lào Cai đã và đang trở thành địa bàn quan trọng, là điểm trung chuyển hàng hoá lớn trong hoạt động giao thương giữa Việt Nam, các nước ASEAN với miền Tây nam Trung Quốc. Nơi đây hội tụ nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển kinh tế, thu hút đầu tư
|
Tổng Quan Về Bắc Kạn
Tỉnh Bắc Kạn được tái lập từ ngày 01/01/1997 trên cơ sở chia tách 4 huyện, thị xã của tỉnh Bắc Thái và 2 huyện của tỉnh Cao Bằng. Đến nay tỉnh có 8 đơn vị hành chính gồm 7 huyện và 1 thị xã tỉnh lỵ với 122 xã, phường, thị trấn; trong đó còn 74 xã đặc biệt khó khăn. Tổng diện tích tự nhiên 4.857,21 km2 , dân số trung bình năm 2006 trên 30 vạn người, với 7 dân tộc anh em gồm Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mông, Hoa, Sán Chay, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 80%.
|
Tổng Quan Về Nam Định
Nam Định là một trong những tỉnh có dân số đông trong cả nước và là nguồn lực rất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Quá trình hình thành cộng đồng cư dân Nam Định gắn liền với quá trình cư dân người Việt từ vùng tiền châu thổ tràn xuống lấn chiếm vùng châu thổ và duyên hải Bắc Bộ
|
Tổng Quan Về Cao Bằng
Tỉnh Cao Bằng nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc. Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Cao Bằng là vùng cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất có độ cao trung bình trên 200m, diện tích tự nhiên 6.724,62Km2, dân số khoảng 520.000 người, với 8 dân tộc anh em sinh sống chủ yếu đó là: Tày, Nùng, Dao, HMông, Việt, Hoa, Sán chỉ và Lô lô. Tỉnh Cao Bằng có 13 đơn vị hành chính gồm: Thị xã Cao Bằng và 12 huyện là Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang, Hà Quảng, Hoà An, Nguyên Bình, Phục Hoà, Quảng Uyên, Thạch An, Thông Nông, Trà Lĩnh và Trùng Khánh.
|