Tổng Quan Về Đồng Tháp
Đồng Tháp là tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, cách TP Hồ Chí Minh 165km về phía Tây Nam. Hai nhánh sông Cửu Long chảy qua tạo nên hệ thống giao thông thủy thuận lợi. Hai bến cảng nằm bên bờ sông Tiền giúp vận chuyển hàng hóa thuận tiện với biển Đông và nước bạn Campuchia, là “cửa ngõ” của vùng nguyện liệu, nông, thủy sản, thực phẩm.
|
Tổng Quan Về Hà Tĩnh
Hà Tĩnh như một bức tranh thu nhỏ của dải đất miền Trung nói riêng và nước Việt nói chung, tựa lưng vào dãy Trường Sơn và hướng ra biển Đông, với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và di tích, danh thắng tiêu biểu, có giá trị tầm cỡ quốc gia và quốc tế như bãi biển Thiên Cầm, Xuân Thành, Kỳ Ninh, Mũi Đao, hồ Kẻ Gỗ, chùa Hương Tích, núi Hồng Lĩnh 99 ngọn kéo dài trên địa bàn 34 xã ở các huyện Nghi Xuân, Can Lộc và thị xã Hồng Lĩnh, nhiều di tích lịch sử, văn hoá được công nhận cấp Quốc gia; Có hệ thống giao thông thuỷ bộ thuận tiện, nguồn tài nguyên và nhân lực dồi dào, nhiều chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư ... Hà Tĩnh đang nỗ lực vươn lên, mở rộng vòng tay chào đón bè bạn.
|
Tổng Quan Về Quảng Nam
Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung. Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng; phía Đông giáp biển Đông với trên 125 km bờ biển; phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi; phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Quảng Nam có 14 huyện và 2 thị xã, trong đó có 08 huyện miền núi là Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn, Hiệp Đức và Tiên Phước. Diện tích tự nhiên 10.406,83 km2, dân số xấp xỉ 1.5 triệu người.
|
Tổng Quan Về Long An
Long An là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm này. Nằm ở vị trí cửa ngõ của TP Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam, phía Đông có cảng biển ra cửa sông Soài Rạp, cách Biển Đông 15 km, phía Tây có các cửa khẩu sang Campuchia, Long An đã thực sự có được một vị trí chiến lược, một lợi thế không đâu có được, như người ta thường nói: “Tất cả phụ thuộc vào địa điểm, lợi thế”.
|