Tổng Quan Về Thanh Hóa
Thanh Hoá nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km. Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ.
Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217; cảng biển nước sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận tiện cho lưu thông Bắc Nam, với các vùng trong tỉnh và đi quốc tế. Hiện tại, Thanh Hóa có sân bay Sao Vàng và đang dự kiến mở thêm sân bay quốc tế sát biển phục vụ cho Khu kinh tế Nghi Sơn và khách du lịch.
|
Tổng Quan Về Yên Bái
Tỉnh Yên Bái nằm ở trung tâm vùng núi và trung du Bắc Bộ Việt Nam, có tọa độ địa lý từ 21018' đến 22017' vĩ độ Bắc, 103056' đến 105006' độ kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía tây giáp tỉnh Sơn La, phía nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía đông giáp tỉnh Tuyên Quang; cách Thủ đô Hà Nội 170 km, cách Cảng Hải Phòng 270km và cách Cửa khẩu Lào Cai 156 km. Với vị trí trên, Yên Bái trở thành đầu mối và trung độ của các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ từ Hải Phòng, Hà Nội lên cửa khẩu Lào Cai. Đây chính là lợi thế lớn để Yên Bái thúc đẩy giao lưu và hợp tác phát triển kinh tế với các thị trường lớn trong và ngoài nước
|
Tổng Quan Về Lào Cai
Với vị trí địa kinh tế, địa chính trị, vai trò là “cửa ngõ ”, với cửa khẩu Quốc tế Lào Cai nối với nước bạn Trung Quốc, Lào Cai đã và đang trở thành địa bàn quan trọng, là điểm trung chuyển hàng hoá lớn trong hoạt động giao thương giữa Việt Nam, các nước ASEAN với miền Tây nam Trung Quốc. Nơi đây hội tụ nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển kinh tế, thu hút đầu tư
|
Tổng Quan Về Quảng Trị
Quảng Trị có lợi thế về địa lý - kinh tế, là đầu mối giao thông, nằm ở trung điểm đất nước, ở vị trí quan trọng - điểm đầu trên tuyến đường huyết mạch chính của hành lang kinh tế Đông - Tây nối với Lào - Thái Lan - Mianmar qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển Miền Trung như: Cửa Việt, Chân Mây, Đà Nẵng, Vũng Áng... Đây là điều kiện rất thuận lợi để Quảng Trị mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch.
|