Bạc
Liêu là tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long, nằm ở vùng đất cực Nam của
Tổ quốc, có tọa độ từ 9000’00’’ đến 90 37’30’’ vĩ độ bắc và từ
105015’00’’ đến 105052’30’’ kinh độ đông. Phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang
và Kiên Giang; phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng; phía Tây và
Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau; phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông với bờ
biển dài 54 km. Bạc Liêu có địa hình khá bằng phẳng. Địa hình cơ bản ở
Bạc Liêu là đồng bằng với những cánh đồng rộng, sông ngòi, kinh rạch
chằng chịt. Bạc Liêu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết
chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa nắng và mùa mưa.
Bạc
Liêu có diện tích tự nhiên 2.542 km2, dân số 856.059 người (thời điểm
1/4/2009). Ba dân tộc chủ yếu là dân tộc Kinh (chiếm khoảng 90% dân số) –
dân tộc Khmer (chiếm khoảng 7% dân số) và dân tộc Hoa (chiếm khoảng 3%
dân số). Tỉnh Bạc Liêu có 07 huyện, thị: thị xã Bạc Liêu, huyện Vĩnh
Lợi, huyện Hòa Bình, huyện Phước Long, huyện Hồng Dân, huyện Giá Rai,
huyện Đông Hải. Thị xã Bạc Liêu là trung tâm văn hóa - chính trị - kinh
tế - xã hội của tỉnh và đang phấn đấu được công nhận là thành phố cấp
III trực thuộc tỉnh vào năm 2010.
Từ
xa xưa, Bạc Liêu đã nổi tiếng là một miền đất trù phú, thiên nhiên ưu
đãi, mưa thuận gió hòa. Bạc Liêu có nguồn tài nguyên phong phú và đa
dạng để phát triển ngành kinh tế biển, nông - ngư nghiệp , thương mại,
dịch vụ và du lịch. Thế mạnh của tỉnh là nông – ngư nghiệp, với diện
tích canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản khá lớn, cùng với thềm
lục địa tương đối rộng là một ngư trường khai thác thủy hải sản lớn và
giàu tiềm năng.
Hạ
tầng cơ sở giao thông của Bạc Liêu tương đối hoàn chỉnh, và thuận tiện
cả đường bộ lẫn đường thủy, đây cũng là lợi thế để thu hút khách du lịch
và các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực du lịch và các lĩnh
vực khác..
Bạc
Liêu là nơi hội tụ của nhiều dòng văn hoá, đặc biệt là sự giao thoa
giữa 3 dòng văn hoá của người Kinh, người Khmer và người Hoa đã tạo nên
cho vùng đất này một diện mạo văn hóa riêng. Đó là những nền nếp sinh
hoạt ăn, mặc, ở, đi lại, đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên và ngoại xâm
…, tất cả đã tạo nên tính cách cũng như những nét độc đáo của con người
Bạc Liêu. Trong giao tiếp, người Bạc Liêu rất hiếu khách, nhiệt tình,
quý trọng tình bạn, giàu lòng nhân ái, chuyện nhỏ dễ bỏ qua, chuyện bất
bình thì sẵn sàng ra tay nghĩa hiệp. Trong lao động, người Bạc Liêu rất
cần cù; trong chi tiêu thì phóng khoáng, ít so đo, tính toán hơn thiệt.
Người Bạc Liêu rất yêu nghệ thuật, đặc biệt là bản vọng cổ và bài bản
đờn ca tài tử Nam bộ; Bạc Liêu là nơi sản sinh ra bản “Dạ cổ hoài lang”
của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, là một trong những cái nôi của đờn ca tài tử
Nam bộ, là quê hương của bản Vọng cổ, điệu nói thơ Bạc Liêu và làn điệu
hò chèo ghe Bạc Liêu…
TẠI SAO LẠI CÓ TÊN GỌI BẠC LIÊU?
Giả
thuyết thứ nhất cho rằng: Danh xưng “Bạc Liêu”, đọc theo tiếng Trung,
giọng Triều Châu là Pô Léo, có nghĩa là xóm nghèo, làm nghề hạ bạc, tức
nghề chài lưới, đánh cá, đi biển. Pô phát âm theo tiếng Hán Việt là
“Bạc” và Léo phát âm là “Liêu”.
Một
giả thuyết khác lại cho rằng: Pô là bót, đồn. Liêu là Lào (Ai Lao) theo
tiếng Khơme, vì trước khi người Hoa kiều đến sinh sống, nơi đây có một
đồn binh của người Lào.
Còn người Pháp, họ căn cứ vào tên Pô Léo theo tiếng Triều Châu nên gọi vùng đất này là Phêcheri - chaume (đánh cá và cỏ tranh).
Ngoài ra, còn một số giả thuyết khác xung quanh hai tiếng “Bạc Liêu”./.
Theo http://svhttdl.baclieu.gov.vn