Tổng Quan Về Cao Bằng
Tỉnh Cao Bằng nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc. Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Cao Bằng là vùng cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất có độ cao trung bình trên 200m, diện tích tự nhiên 6.724,62Km2, dân số khoảng 520.000 người, với 8 dân tộc anh em sinh sống chủ yếu đó là: Tày, Nùng, Dao, HMông, Việt, Hoa, Sán chỉ và Lô lô. Tỉnh Cao Bằng có 13 đơn vị hành chính gồm: Thị xã Cao Bằng và 12 huyện là Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang, Hà Quảng, Hoà An, Nguyên Bình, Phục Hoà, Quảng Uyên, Thạch An, Thông Nông, Trà Lĩnh và Trùng Khánh.
|
Tổng Quan Về Cà Mau
Cà Mau là tỉnh thuộc châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, nằm về phía cực Nam của Việt Nam, hình dạng giống chữ V, như một bán đảo có 3 mặt giáp với biển. Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông và Đông Nam giáp với Biển Đông, phía Tây giáp với vịnh Thái Lan. Diện tích tự nhiên 5.211 km2, địa hình bằng phẳng thuần nhất là đồng bằng, đất đai phì nhiêu, sông ngòi chằng chịt. Hàng năm ở phía Tây vùng Mũi Cà Mau bồi ra biển trên 50 mét. Ngoài biển có đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Bương và Hòn Đá Bạc. Khí hậu Cà Mau ôn hoà thuộc vùng cận xích đạo, nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa mưa nắng rõ rệt, không bị ảnh hưởng của lũ và ít có bão.
|
Tổng Quan Về Gia Lai
Gia Lai là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía Bắc vùng Tây Nguyên, có toạ độ địa lý từ 12058’28” đến 14036’30’ độ vĩ Bắc, từ 107027’23” đến 108054’40” độ kinh Đông, phía Đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, phía Nam giáp tỉnh Đăk Lăk, phía Tây giáp nước bạn Campuchia, phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum. Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa Cao Nguyên, trong năm chia làm 2 mùa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
|
Tổng quan về Bạc Liêu
Bạc Liêu là tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long, nằm ở vùng đất cực Nam của Tổ quốc, có tọa độ từ 9000’00’’ đến 90 37’30’’ vĩ độ bắc và từ 105015’00’’ đến 105052’30’’ kinh độ đông
|