- Ảnh - Vật tư ngành ảnh
- Phần mềm - thiết kế website
- Bảo Hộ Lao Động
- Bao bì - In Ấn - Tạo mẫu
- Công nghệ thông tin
- Cơ khí
- Da - Giầy
- Điện - Điện tử
- Du học - Dạy nghề
- Dệt may - Nguyên phụ liệu may mặc
- Thời trang - Đồng phục
- Khách sạn - Nhà hàng
- Dịch vụ Du lịch
- Thủ công mỹ nghệ
- Gốm sứ
- Quà tặng - Đồ lưu niệm
- Địa ốc - Bất động sản
- Giám định hàng hóa & Dịch vụ tư vấn
- Hóa chất - Nhiên liệu
- Hàng tiêu dùng - Gia dụng
- Máy móc - Thiết bị
- Mỹ phẩm - Thẩm mỹ viện
- Xử lý & Vệ sinh mội trường
- Nông, Lâm, Ngư Nghiệp
- Ô Tô - Xe máy
- Rượu bia - Nước giải khát
- Thủy hải sản
- Thực phẩm chế biến
- Tài chính - Ngân hàng - Bảo Hiểm
- Triển lãm - Quảng cáo
- Vận tải - Giao nhận hàng hóa
- Viễn thông - Bưu chính
- Vàng bạc - Trang sức
- Văn phòng - Văn hóa phẩm
- XD - Vật liệu XD
- Nội - Ngoại thất
- Y tế - Dược phẩm - Thiết bị
- Vệ Sinh - Chăm sóc Mẹ & Bé
- Các ngành nghề khác
Tỉnh Lạng Sơn nằm ở Đông Bắc nước Việt Nam, có diện tích tự nhiên 8.323,78 km2, dân số trung bình 73,2 vạn người, trung tâm tỉnh lỵ là thành phố Lạng Sơn, cách thủ đô Hà Nội 154 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 165 km, cách cảng biển Mũi Chùa, Quảng Ninh 114 km
1. Điều kiện tự nhiên – xã hội Vị trí địa lý: Tỉnh Lạng Sơn nằm ở Đông Bắc nước Việt Nam, có diện tích tự nhiên 8.323,78 km2, dân số trung bình 73,2 vạn người, trung tâm tỉnh lỵ là thành phố Lạng Sơn, cách thủ đô Hà Nội 154 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 165 km, cách cảng biển Mũi Chùa, Quảng Ninh 114 km. Lạng Sơn nằm ở cửa ngõ quan trọng nối Trung Quốc và các nước ASEAN, là điểm đầu tiên của Việt Nam trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc)- Lạng Sơn- Hà Nội- Hải Phòng (Việt Nam), nằm cạnh tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh. Hệ thống giao thông rất thuận lợi, Lạng Sơn vừa là đầu mối tuyến quốc lộ 1A xuyên Việt đến Cà Mau, có tuyến đường hành lang biên giới 4A, 4B, đường 1B sang Thái Nguyên, đường 3B sang Bắc Kạn, đồng thời có tuyến đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam- Trung Quốc vươn tới các nước Đông Âu. Thành phố Lạng Sơn cách thành phố Nam Ninh- Trung Quốc trên 200 km đường bộ. Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (đường bộ) và Đồng Đăng (đường sắt), 2 cửa khẩu quốc gia (Chi Ma và Bình Nghi) và 7 điểm chợ biên giới tương đối sầm uất. Điều kiện tự nhiên: do đặc điểm của địa lý, địa hình nên có thể chia Lạng Sơn thành 3 vùng khí hậu chính: - Vùng khí hậu núi cao Mẫu Sơn - Vùng khí hậu núi vừa phía Bắc và Đông - Vùng khí hậu núi thấp phía Nam Nét đặc trưng của khí hậu Lạng Sơn là Á nhiệt đới, có nền nhiệt không quá cao , trung bình tổng nhiệt độ từ 7.6000 – 7.8000 , mùa đông thường kéo dài 5 tháng, khí hậu lạnh kèm theo mưa phùn nên độ ẩm thường cao trên 82%. Lượng mưa trung bình ở Lạng Sơn thấp, đạt khoảng 1.400 – 1.450 mm/năm, với số ngày mưa là 135 ngày. Tuy nhiên khí hậu Lạng Sơn cũng tương đối khắc nghiệt, do nằm trong lòng máng trũng đón gió mùa đông bắc nên mùa đông thường lạnh và khô, ảnh hưởng khá lớn đến cơ cấu mùa vụ và sự sinh trưởng của các loại cây trồng. Đặc điểm khí hậu của Lạng Sơn cũng có nhiều nét thuận lợi, là điều kiện để phát triển đa dạng, phong phú các loại cây trồng ôn đới, á nhiệt đới. Thảm thực vật của Lạng Sơn cũng tương đối phong phú, đa dạng có nhiều chủng đặc dụng quý hiếm.. Dân số - nguồn nhân lực: Dân số toàn tỉnh năm 2009 là 732 nghìn người. Trong đó dân số thành thị có 141.728 người, chiếm 19,33%, dân số nông thôn có 591.403 người, chiếm 80,67 %. Lạng Sơn có 7 dân tộc khác nhau cùng sinh sống trên địa bàn, trong đó có 2 dân tộc chiếm tỷ lệ lớn là: Dân tộc Nùng 43,9%, dân tộc Tày 35,9%. Toàn tỉnh hiện nay có 460.358 lao động trong độ tuổi lao động, chiếm 62,79% tổng dân số, trong đó lao động nữ chiếm 50,71%. Tỷ lệ lao động khu vực nông thôn chiếm 79,78%, lao động khu vực thành thị chiếm 20,22%. 2. Cơ sở hạ tầng: Hệ thống giao thông đường bộ: Lạng Sơn có hệ thống giao thông đường bộ tương đối thuận lợi, bao gồm: quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và các tuyến đường đến các xã, liên xã, mật độ đường bộ của Lạng Sơn đạt 0,44 km/km2 và 4,9 km/ 1.000 dân; tổng chiều dài các tuyến đường bộ là 3.657 km. Thành phố Lạng Sơn và tất cả trung tâm thị trấn huyện lỵ các huyện đều có đường quốc lộ đi qua, đó là các tuyến: Quốc lộ 1A 1B; 3B; 4A; 4B; 279 và 31. Trên địa bàn tỉnh có 36 tuyến đường tỉnh, tổng chiều dài 948,3 km, với nhiều cấp đường từ tiêu chuẩn đường GTNT loại B đến cấp IV miền núi. Hệ thống đường huyện: có 73 tuyến đường huyện, với tổng chiều dài 659,3 km, kết cấu mặt đường gồm nhiều cấp khác nhau, từ GTNT loại B đến cấp V miền núi, chủ yếu là nền đất. Hệ thống đường đô thị: Tổng chiều dài 126,4 km, trong đó: đường nội thị các thị trấn 53,4 km; đường đô thị ở thành phố Lạng Sơn 73 km; kết cấu mặt đường chủ yếu là bê tông nhựa, bê tông xi măng và láng nhựa. Trên địa bàn tỉnh còn có hệ thống đường hành lang biên giới dài 277,6 km, đường tuần tra biên giới dài 456 km. Đường sắt: Tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng: tổng chiều dài chạy trên địa phận của tỉnh là 92 km. Tuyến Mai Pha - Na Dương: tổng chiều dài tuyến 31 km. Các tuyến đường sông: Trên địa bàn tỉnh có 7 con sông chính là: sông Kỳ Cùng, sông Thương; sông Trung; sông Hoá; sông Bắc Giang; sông Bắc Khê; sông Lục Nam, với tổng chiều dài chảy qua địa bàn tỉnh là 360 km. Hiện nay do địa hình rừng núi phức tạp, vận tải đường sông chưa phát triển. Hệ thống cấp nước sạch. Tại thành phố Lạng Sơn có 12 trạm bơm cấp nước ngầm, với tổng công suất các trạm bơm là 14.000 m3/ngày.đêm; tại các thị trấn trung tâm huyện lỵ đều có hệ thống cấp nước sạch, nhưng ở mức độ khác nhau, với tổng công suất 13.000 m3/ngày, đêm để cung cấp nước sạch cho khu vực thị trấn huyện lỵ các huyện và khu vực lân cận. Đối với các hộ dân ở xung quanh khu vực thị trấn chưa được cấp nước sạch của các trạm bơm nước ngầm và các hộ dân ở nông thôn sử dụng các loại hình cấp nước như: giếng khoan, giếng đào, bể chứa nước,... Hệ thống cấp điện. Nguồn điện quốc gia: Hiện nay, tỉnh Lạng Sơn được cấp từ lưới điện quốc gia bằng đường dây 110 KV lộ 173 E.1 - 173 E13.1 Bắc Giang - Đồng Mỏ có chiều dài 158 km; lộ 174 E13.1 - 174 E13.2 Đồng Mỏ - Lạng Sơn có chiều dài 40 km và lộ 171, 172 A13.0 - 172 E13.2 Na Dương - Lạng Sơn mạch kép có chiều dài 38,2 km. Đường điện 110KV Na Dương - Tiên Yên - Móng Cái. Hiện nay đang xây dựng đường dây 110 KV Lạng Sơn - Cao Bằng. Về nguồn điện được cấp từ 2 trạm biến áp 110 KV là: + Trạm 110 KV tại thành phố Lạng Sơn + Trạm 110 KV Đồng Mỏ: Lưới điện: hệ thống lưới điện của tỉnh bao gồm các cấp điện áp: 110 KV; 35 KV; 10 KV, 6 KV và lưới hạ thế 0,4 KV trải khắp trên địa bàn 10 huyện và thành phố Lạng Sơn. Lưới điện phát triển kịp thời với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Đền hết năm 2009 toàn bộ 100% xã, phường, thị trấn đều đã được sử dụng điện lưới quốc gia. Tuy nhiên nguồn điện chưa đáp ứng được nhu cầu chung của tỉnh, tại các huyện tình trạng mất điện thường xuyên xảy ra. Nhà máy nhiệt điện: Lạng Sơn có nhà máy nhiệt điện Na Dương có công suất phát điện 100 MW được hòa vào lưới điện quốc gia từ năm 2005. Hệ thống nhà máy thuỷ điện: Có 6 dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đó là: Khánh Khê; Thác Xăng; Bản Nhùng; Bắc Giang, Bắc Khê I và Pò Háng, với tổng công suất lắp máy là 55,8 MW. Hiện nay các dự án này đang trong quá trình triển khai thực hiện, chưa có sản phẩm. Hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường. Về nước thải sinh hoạt: hiện chưa có trạm xử lý nước thải, mạng lưới thoát nước tại các đô thị của tỉnh sử dụng hệ thống cống thoát nước để thoát nước chung cho cả nước mưa và nước sinh hoạt, hệ thống thoát nước bao gồm: cống tròn bê tông cốt thép; cống hộp và rãnh xây thoát nước có nắp đậy. Các loại nước thải hầu như chưa được xử lý đến giới hạn cho phép và thường được xả trực tiếp ra sông, suối, do đó các chỉ tiêu phân tích chất lượng nước thải khu dân cư tại thành phố và thị trấn đều vượt giới hạn cho phép theo quy định đối với nước thải đô thị. Đối với thành phố Lạng Sơn, hệ thống thoát nước chưa có một dự án thoát nước riêng mà chủ yếu là gắn với việc đầu tư các tuyến đường, do đó mạng lưới thoát nước chưa hoàn chỉnh, đồng bộ nên đã gây ngập úng cục bộ tại một số khu vực khi mưa to. Về nước thải công nghiệp: Lạng Sơn là một tỉnh công nghiệp chưa phát triển, chủ yếu là chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng và khai khoáng đều không có hệ thống xử lý nước thải; hiện nay chỉ có Cụm công nghiệp II được đầu tư xây dựng đã có thiết kế hệ thống thoát nước thải bằng hệ thống bể lắng. Nước thải bệnh viện: tại các bệnh viện khi đầu tư xây dựng đều có hệ thống xử lý nước thải được xử lý đơn giản bằng bể lắng trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung của thành phố, thị trấn. 3. Tình hình phát triển các cụm công nghiệp và khu công nghiệp a) Khu công nghiệp (KCN) - Khu công nghiệp Đồng Bành: có diện tích quy hoạch 321,7 ha, phạm vi khu công nghiệp nằm trên địa bàn xã Chi Lăng và xã Hoà Lạc, huyện Hữu Lũng. tổng vốn đầu tư dự kiến 1.500 tỷ đồng, đã hoàn thành quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000; hiện nay đã có 03 dự án đầu tư trong KCN đó là: Nhà máy xi măng Đồng Bành; nhà máy sản xuất nồi hơi dùng năng lượng sinh học và nhà máy lắp ráp ô tô Hoàng Trà. Nhà máy xi măng Đồng Bành công suất 91 vạn tấn/năm đã đi vận hành và sản xuất từ tháng 10/2010, hai dự án còn lại đang triển khai. - Khu công nghiệp Hồng Phong: được xác định tại quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng sơn hiện đang được Bộ Xây dựng thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo Quy hoạch chung Khu công nghiệp và chế xuất Hồng Phong có quy mô diện tích là 250 – 350 ha, nằm trong địa hai xã Hồng Phong và Phú xá huyện Cao Lộc; tổng vốn đầu tư dự kiến 1.000 tỷ đồng. Trên cơ sở định hướng không gian Quy hoạch và thực hiện thu hút đầu tư, tỉnh đã cấp chứng nhận đầu tư cho 3 dự án: + Dự án chuyển đổi công nghệ lò quay nhà máy xi măng Hồng Phong công suất 35 vạn tấn/năm. hiện nay nhà máy đang triển khai công tác xây dựng, dự kiến dự án sẽ hoàn thành đưa vào hoạt động sản xuất Quý III/2011 và tao công ăn việc làm cho khoảng 500 lao động. + Dự án nhà máy chế biến chì thỏi có 100% vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đăng ký đầu tư là 52,7 tỷ đồng, công suất 10 nghìn tấn/năm, nhà máy đi vào sản xuất ổn định và tạo công ăn việc làm cho 150 lao động. + Dự án sản xuất vàng mã tổng vốn đầu tư 12 tỷ đồng, công suất 10 nghìn tấn sản phẩm/năm, nhà máy đi vào sản xuất ổn định. b) Cụm công nghiệp (CCN) - Cụm công nghiệp địa phương số 2 đã hoàn thành đưa vào khai thác từ năm 2006, Diện tích 13,1 ha, hiện đã lấp đầy với 14 dự án, tổng mức đầu tư trên 176 tỷ đồng. - Cụm công nghiệp Na Dương: tổng diện tích quy hoạch 365 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến 1.000 – 1.500 tỷ đồng, đã được UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000. Hiện nay đã cấp chứng nhận đầu tư cho 2 dự án sản xuất gạch tuy nen vốn đầu tư 117 tỷ đồng, công suất 60 triệu viên/ năm, dự kiến sử dụng đất 77 ha, đang triển khai giải phóng mặt bằng. - Cụm công nghiệp Hợp Thành: Diện tích 120,1 ha, đã hoàn Quy hoạch chi tiết, đã có Quyết định UBND tỉnh V/v phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, hiện nay chủ đầu tư đang hoàn tất thủ tục chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị khởi công xây dựng với tổng vốn đầu tư trên 600 tỷ đồng. - Cụm công nghiệp Hữu Lũng: Diện tích 48,8 ha nằm trong Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Hữu Lũng, hiện đang thực hiện các thủ tục để xúc tiến đầu tư. Nhìn chung, việc phát triển các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh có những thuận lơi căn bản. Hầu hết các KCN, CCN đều nằm trong hành lang kinh tế Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. KCN Đồng Bành nằm trong Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam, KCN Hồng Phong nằm trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Hơn nữa, các cấp, ngành chức năng của tỉnh ngày càng có sự quan tâm, xây dựng cơ chế ưu đãi, tăng cường hoạt động xúc tiến đâu tư, bước đầu đã thu hút được một số nhà đầu tư đến khảo sát và đầu tư sản xuất kinh doanh tại các KCN, CCN. Về quản lý các Khu công nghiệp trên địa bàn: UBND tỉnh Lạng Sơn giao Cơ quan quản lý là Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn; các Cụm công nghiệp do các nhà đầu tư trực tiếp quản lý. 4. Tình hình thu hút đầu tư giai đoạn 2006 - 2010 Tổng huy động vốn đầu tư trên địa bàn trong 5 năm 2006 - 2010 đạt khoảng 19.500 tỷ đồng, gấp 2,1 lần giai đoạn 2001 - 2005, trong đó tỷ trọng nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách tăng từ 54% năm 2005 lên 71% năm 2010. Vốn đầu tư ngân sách được tập trung cho các lĩnh vực then chốt như đầu tư phát triển hạ tầng khu vực kinh tế động lực, cửa khẩu, biên giới, hạ tầng cho du lịch, dịch vụ, giáo dục, y tế, văn hoá, khu vực nông nghiệp, nông thôn, có quan tâm tới các địa bàn khó khăn. Trong 5 năm đã có trên 200 dự án được cấp GCNĐT với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 16.000 tỷ đồng.Trong 05 năm (2006-2010) tỉnh Lạng Sơn đã thu hút được 22 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký đầu tư là là 205,6 triệu USD, nâng tổng số dự án FDI còn hiệu lực trên địa bàn tỉnh lên 36 dự án, tổng vốn đăng ký đạt 251,8 triệu USD, trong đó có 11 dự án đăng ký đầu tư vào lĩnh vực thương mại và dịch vụ; 18 dự án đăng ký đầu tư lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, 05 dự án đăng ký đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông lâm sản và 02 dự án phát triển hạ tầng. Chủ đầu tư nước ngoài thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân (thương nhân từ Trung Quốc 25 dự án, Đài Loan 04 dự án, Hồng Kông 03 dự án, Macao 01 dự án , Hoa Kỳ 01 dự án, Hàn Quốc 01 dự án, và 01 dự án đầu tư của tập đoàn EDF có trụ sở chính tại Island thuộc nước Anh). 5. Tình hình thực hiện một số dự án lớn - Dự án nhà máy xi măng Đồng Bành: tổng vốn đầu tư 1.505.000 triệu đồng, công suất 91 vạn tấn/ năm, dự án đi vào sản xuất từ tháng 10/2010. - Dự án chuyển đổi công nghệ lò quay nhà máy xi măng Hồng Phong: tổng vốn vốn đầu tư 468.628 triệu đồng, công suất 35 vạn tấn/năm, hiện nay nhà máy đang triển khai công tác xây dựng, dự kiến dự án sẽ hoàn thành đưa vào hoạt động sản xuất Quý III/2011. - Dự án Trung tâm Thương mại Đồng Đăng: tổng vốn đầu tư 356.900 triệu đồng, quy mô 47.600 m2, đang trong giai đoạn xây dựng. - Dự án thuỷ điện thác xăng (Bắc Giang 2): tổng vốn đầu tư 399.500 triệu đồng, công suất 20 MW, đang trong giai đoạn xây dựng thi công, dự kiến đưa vào khai thác phát điện trước quý IV năm 2012. - Dự án thuỷ điện Bắc Giang: tổng vốn đầu tư 332.400 triệu đồng, công suất 16 MW, đang trong giai đoạn xây dựng thi công. - Dự án Khách sạn - sân golf của Công ty cổ phần Quốc tế Lạng Sơn có tổng vốn đăng ký 42 triệu USD, đang triển khai xây dựng. Theo http://ipcn.mpi.gov.vn |
két sắt , két bạc tủ sắt an toàn khóa số HITECH BÁO GIÁ KÉT SẮT HITECH
Giá Bán
7.800.000 VNĐ
Giá Gốc
|
Ghế inox TH-139 | ghe inox TH-139
Giá Bán
452.000 VNĐ
Giá Gốc
|